Hai du học sinh Việt thành công với giày làm từ bã cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rens - thương hiệu giày sneakers (giày đế cao su) làm từ bã cà phê và vỏ chai nhựa ra mắt hồi tháng 6 trên website gọi vốn cộng đồng lớn nhất thế giới (www.kickstarter.com). Ngay lập tức, sản phẩm này “gây bão” với kỷ lục đạt được mục tiêu gây quỹ của mình trong vòng chưa đầy 48 giờ.
 
Trần Bảo Khánh và Chu Hoàng Sơn với sản phẩm của mình. Ảnh: NVCC
Sau hơn 1 tháng “làm mưa làm gió”, Rens nhanh chóng trở thành chiến dịch gọi vốn thành công nhất thị trường Phần Lan với lượng khách hàng hơn 4.000 người từ hơn 60 nước trên thế giới, đạt ngưỡng hơn nửa triệu đô la. Tờ báo Ilta Sanomat nổi tiếng nhất Phần Lan đã ca ngợi Rens và hy vọng rằng giày làm từ bã cà phê sẽ mang thời trang Phần Lan lên bản đồ thế giới.
Đằng sau thương hiệu giày vừa thân thiện với môi trường vừa “chất” này là hai bạn trẻ đến từ VN: Trần Bảo Khánh và Chu Hoàng Sơn. Cả hai đều là du học sinh Phần Lan, hiện đang sinh sống và làm việc tại thủ đô Helsinki.
Hai nhà đồng sáng lập trẻ đều có một điểm chung, đó là những người đam mê giày sneakers và có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ. Hơn nữa, cả hai đều chia sẻ chung mối quan ngại về những ảnh hưởng xấu cho môi trường mà ngành thời trang đang mắc phải.
Rens ra đời với sứ mệnh và mục tiêu trở thành thương hiệu giày không những độc đáo mà có còn giá trị bền vững cũng như thân thiện với môi trường. Đối với Rens, đó là những yếu tố mặc định một thương hiệu thời trang trong tương lai cần phải có.
Những đôi sneaker độc đáo của Sơn và Khánh kết hợp nguyên liệu vải làm từ bã cà phê cùng với vỏ chai nhựa tái chế, sử dụng công nghệ mới AquaScreen Tech để tạo ra một loại nguyên liệu hoàn toàn mới. Nó vừa đủ nhẹ và bền, vừa chống thấm nước 100% và độ khô thoáng cao để có thể sản xuất Rens sneakers độc đáo. Trung bình một đôi giày của Rens sử dụng 300 - 360 gr cà phê và 6 vỏ chai nhựa tái chế.
Khi hỏi vì sao lại chọn nguyên liệu từ cà phê, Sơn chia sẻ rằng cà phê có tính kháng khuẩn, nhiều cửa hàng nước hoa sử dụng hạt cà phê để trung hòa mùi hương, vì vậy giày sử dụng nguyên liệu này sẽ không có mùi ngay cả trong những ngày hè nóng bức. Khánh cũng cho biết cà phê làm cho đôi giày trở nên sáng màu hơn, chất liệu microfibers làm cho giày khô nhanh hơn và đặc biệt nhất là không thấm nước trong suốt vòng đời của nó.
“Bọn mình đến Phần Lan để học. Đối với bọn mình, một điều rất quan trọng là loại giày này được sản xuất ở quê nhà VN. Ở VN đang rất phát triển trong ngành sản xuất và đầu tư, Rens mong muốn được trở thành một phần của sự phát triển đó”, Trần Bảo Khánh chia sẻ. Lý do là dù rất quan tâm đến thị trường VN, nhưng hiện giờ sản phẩm của Rens đang được sản xuất chủ yếu tại Đài Loan do công nghệ sản xuất của VN chưa thể đáp ứng được công nghệ mới này.
Sơn và Khánh cũng cho biết định hướng trong tương lai sẽ mở trung tâm nghiên cứu và phát triển ở VN để góp phần nâng cao công nghệ sản xuất và tái chế. Ngoài ra, hai nhà sáng lập cho biết hiện nay Singapore đang dẫn đầu danh sách khách hàng của Rens trên kickstarter và hai anh chàng hy vọng VN cũng sẽ ủng hộ sản phẩm của Rens.
Nguyên Anh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.