(GLO)- Với những người chẳng may mắc bệnh suy thận mãn thì bệnh viện nghiễm nhiên là nhà, bởi lẽ hàng tuần ít nhất họ phải đến bệnh viện lọc máu 1 lần (mỗi lần từ 3,5 giờ đến 4 giờ đồng hồ). Người bệnh nặng hơn thì một tuần đều đặn 2 hoặc 3 lần và phải duy trì việc này suốt đời. Việc điều trị bệnh rất tốn kém, nhiều người phải đánh đổi cả gia sản để duy trì sự sống.
Mắc bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối nếu không có đủ tiền để thay thận thì người bệnh phải duy trì chạy thận suốt đời tại bệnh viện. Nếu trong một tuần không chạy thận thì bệnh nhân sẽ bị tăng huyết áp, nhiễm độc toàn thân, suy tim, dẫn đến tử vong. Người khá giả mắc bệnh này thì chẳng mấy chốc mà nghèo mà người nghèo thì càng thêm kiệt quệ. Những năm trước, tại Gia Lai, do chưa có máy chạy thận nhân tạo (CTNT) nên các bệnh nhân phải vào TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn hoặc các tỉnh thành lớn khác để điều trị.
Được tài trợ từ nguồn vốn ODA (Hàn Quốc), Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku đã có điều kiện trang bị thêm nhiều trang- thiết bị y tế hiện đại trong đó có 2 máy CTNT. Để duy trì hoạt động thường xuyên của hai máy CTNT này thì trung bình hàng tháng Bệnh viện phải bù lỗ khoảng 30 triệu đồng. Nếu tính từ khi có máy đến nay (cuối tháng 5-2010), Bệnh viện đã phải bù từ nguồn thu viện phí qua gần nửa tỷ đồng. Bên cạnh đó các y- bác sĩ thường xuyên phải bố trí chạy ca đêm vì số lượng bệnh nhân ngày càng tăng.
Bác sĩ Nguyễn Tự Tín- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku cho biết: Chỉ tính riêng từ đầu năm 2011 đến nay đã có trên 1.200 lượt bệnh nhân sử dụng máy CTNT. Hiện có 12 bệnh nhân thường xuyên điều trị, trong đó có 5 trường hợp được miễn 100% phí. Biết là lỗ nhưng chúng tôi cố gắng duy trì bởi lẽ đây là một việc làm hết sức nhân văn, chia sẻ gánh nặng cùng người bệnh. Trung bình một lần CTNT trên 600.000 đồng, bảo hiểm y tế thanh toán 300.000 đồng, bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì được hưởng theo mức quy định của bảo hiểm y tế…, còn lại bệnh viện phải chấp nhận lỗ. Theo tôi được biết thì ở các bệnh viện đồng bằng bảo hiểm y tế thanh toán 400.000 đồng cho một lần chạy thận. Nếu tại tỉnh ta được nâng lên bằng mức ấy thì người bệnh bớt khổ mà bệnh viện cũng bớt lỗ… Hiện bệnh viện đang lắp thêm 10 máy CTNT theo phương thức xã hội hóa (bảo hiểm y tế chi trả một phần còn lại bệnh nhân tự nguyện một phần). Đến nay, có 5 máy đã lắp xong, chuẩn bị đưa vào hoạt động.
Trước đây các bệnh nhân phải đi vào TP. Hồ Chí Minh hay xuống Quy Nhơn để lọc máu. Chưa kể chi phí điều trị chỉ tiền ăn ở, đi lại cũng đã rất tốn kém. Nay, có máy CTNT tại Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã giúp các bệnh nhân giảm được một phần chi phí… Bà Phạm Thị Cẩm- 65 tuổi (huyện Phú Thiện) đang CTNT tại Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku chia sẻ: Sau nhiều năm điều trị căn bệnh tiểu đường nay thận lại suy nên phải chạy thận suốt 8 tháng qua. Trước đây, hàng tháng tôi phải túc trực ở TP. Hồ Chí Minh để chạy thận. Không kể tiền chữa bệnh mà chi phí ăn ở, đi lại nơi đây khá đắt đỏ. Đã nghèo lại thêm khó. Gần 2 năm điều trị tôi thấy mình mệt mỏi hơn bởi không hợp khí hậu, môi trường đông đúc. Nay Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku có máy CTNT giúp tôi khỏe hơn trước, mỗi tuần 2 lần chạy thận đều có con đưa đón, các cháu cũng vui hơn, bớt được một phần chi phí.
Cùng đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku và là một trong số những bệnh nhân chạy thận sớm nhất tại đây, Anh Rơ Lan Than- 37 tuổi, giáo viên (xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông) bộc bạch: Đang khỏe mạnh dạy học, sau nhiều lần khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị suy thận, phải xuống Quy Nhơn CTNT. Cứ thế mỗi tuần 2 lần phải đi lọc máu bỏ hết thời gian dạy học… Hơn 1 năm về Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku điều trị, tôi hoàn toàn được miễn phí vì là hộ nghèo và là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, tôi có thêm thời gian đứng lớp, tiền lương hỗ trợ cho gia đình thay vì chi phí đi lại như trước quá tốn kém.
Khi biết Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku có chủ trương lắp đặt thêm 10 máy CTNT theo phương thức xã hội hóa, nhiều bệnh nhân đang điều trị ở xa đều khấp khởi mừng thầm, bởi lẽ với số máy CTNT hiện có tại Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku và tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu CTNT hiện nay. Gánh nặng điều trị bệnh tật của những bệnh nhân suy thận mãn đang dần được tháo gỡ…
Mắc bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối nếu không có đủ tiền để thay thận thì người bệnh phải duy trì chạy thận suốt đời tại bệnh viện. Nếu trong một tuần không chạy thận thì bệnh nhân sẽ bị tăng huyết áp, nhiễm độc toàn thân, suy tim, dẫn đến tử vong. Người khá giả mắc bệnh này thì chẳng mấy chốc mà nghèo mà người nghèo thì càng thêm kiệt quệ. Những năm trước, tại Gia Lai, do chưa có máy chạy thận nhân tạo (CTNT) nên các bệnh nhân phải vào TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn hoặc các tỉnh thành lớn khác để điều trị.
Bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku. Ảnh: Nguyễn Giác |
Bác sĩ Nguyễn Tự Tín- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku cho biết: Chỉ tính riêng từ đầu năm 2011 đến nay đã có trên 1.200 lượt bệnh nhân sử dụng máy CTNT. Hiện có 12 bệnh nhân thường xuyên điều trị, trong đó có 5 trường hợp được miễn 100% phí. Biết là lỗ nhưng chúng tôi cố gắng duy trì bởi lẽ đây là một việc làm hết sức nhân văn, chia sẻ gánh nặng cùng người bệnh. Trung bình một lần CTNT trên 600.000 đồng, bảo hiểm y tế thanh toán 300.000 đồng, bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì được hưởng theo mức quy định của bảo hiểm y tế…, còn lại bệnh viện phải chấp nhận lỗ. Theo tôi được biết thì ở các bệnh viện đồng bằng bảo hiểm y tế thanh toán 400.000 đồng cho một lần chạy thận. Nếu tại tỉnh ta được nâng lên bằng mức ấy thì người bệnh bớt khổ mà bệnh viện cũng bớt lỗ… Hiện bệnh viện đang lắp thêm 10 máy CTNT theo phương thức xã hội hóa (bảo hiểm y tế chi trả một phần còn lại bệnh nhân tự nguyện một phần). Đến nay, có 5 máy đã lắp xong, chuẩn bị đưa vào hoạt động.
Trước đây các bệnh nhân phải đi vào TP. Hồ Chí Minh hay xuống Quy Nhơn để lọc máu. Chưa kể chi phí điều trị chỉ tiền ăn ở, đi lại cũng đã rất tốn kém. Nay, có máy CTNT tại Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã giúp các bệnh nhân giảm được một phần chi phí… Bà Phạm Thị Cẩm- 65 tuổi (huyện Phú Thiện) đang CTNT tại Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku chia sẻ: Sau nhiều năm điều trị căn bệnh tiểu đường nay thận lại suy nên phải chạy thận suốt 8 tháng qua. Trước đây, hàng tháng tôi phải túc trực ở TP. Hồ Chí Minh để chạy thận. Không kể tiền chữa bệnh mà chi phí ăn ở, đi lại nơi đây khá đắt đỏ. Đã nghèo lại thêm khó. Gần 2 năm điều trị tôi thấy mình mệt mỏi hơn bởi không hợp khí hậu, môi trường đông đúc. Nay Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku có máy CTNT giúp tôi khỏe hơn trước, mỗi tuần 2 lần chạy thận đều có con đưa đón, các cháu cũng vui hơn, bớt được một phần chi phí.
Cùng đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku và là một trong số những bệnh nhân chạy thận sớm nhất tại đây, Anh Rơ Lan Than- 37 tuổi, giáo viên (xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông) bộc bạch: Đang khỏe mạnh dạy học, sau nhiều lần khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị suy thận, phải xuống Quy Nhơn CTNT. Cứ thế mỗi tuần 2 lần phải đi lọc máu bỏ hết thời gian dạy học… Hơn 1 năm về Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku điều trị, tôi hoàn toàn được miễn phí vì là hộ nghèo và là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, tôi có thêm thời gian đứng lớp, tiền lương hỗ trợ cho gia đình thay vì chi phí đi lại như trước quá tốn kém.
Khi biết Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku có chủ trương lắp đặt thêm 10 máy CTNT theo phương thức xã hội hóa, nhiều bệnh nhân đang điều trị ở xa đều khấp khởi mừng thầm, bởi lẽ với số máy CTNT hiện có tại Bệnh viện Đa khoa TP. Pleiku và tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu CTNT hiện nay. Gánh nặng điều trị bệnh tật của những bệnh nhân suy thận mãn đang dần được tháo gỡ…
Như Nguyện- Nguyễn Giác