(GLO)- Sáng 28-11, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Chư Sê tổ chức phục dựng Lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai sinh sống tại làng Greo Pết (xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
(GLO)- Với thực trạng của những buôn làng Jrai, Bahnar ở TP. Pleiku hiện nay thì khó có thể khôi phục nguyên mẫu như một “bảo tàng sống” mà trước đây có người đề xuất.
(GLO)- Từ năm 2017 đến nay, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai hiệu quả mô hình kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
(GLO)- Những năm qua, đồng bào Jrai và Bahnar xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) quan tâm bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
(GLO)- Hiện nay, đồng bào dân tộc Jrai nói chung, người Jrai ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai nói riêng vẫn duy trì tổ chức nhiều lễ hội, nghi lễ sinh hoạt truyền thống như: cầu mưa, cúng giọt nước, mừng thọ ông bà, tổ tiên... Trong đó, lễ tạ ơn ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình là phổ biến nhất.
(GLO)- Những năm qua, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nói chung và các di sản văn hóa-nghệ thuật của đồng bào Jrai nói riêng.
(GLO)- Cũng như các dân tộc anh em trong cả nước, đồng bào Jrai, Bahnar ở Gia Lai sở hữu kho tàng văn học dân gian rất phong phú song chưa được sưu tầm, biên dịch đầy đủ. Với việc UBND tỉnh xây dựng dự thảo kế hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030”, những “viên ngọc” văn học dân gian được kỳ vọng ngày càng tỏa sáng và phổ biến trong cộng đồng.
(GLO)- Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đồng bào Jrai ở thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã chung tay xây dựng nhà rông làm nơi sinh hoạt, tổ chức lễ hội.
(GLO)- Với niềm tin vào sức mạnh của Vua Lửa và thanh gươm thần, lễ cúng cầu mưa đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng kéo dài hàng thế kỷ của đồng bào Jrai huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai). Việc kết hợp lễ hội với các hoạt động văn hóa, thể thao, kết nối với các điểm tham quan, du lịch đã tạo cơ hội quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người, nét đẹp văn hóa đồng bào dân tộc tại chỗ đến với du khách gần xa.
(GLO)- Ngày xưa, một số làng đúc đồng ở miền Trung chế tác lục lạc với nhiều kiểu khác nhau để cung cấp cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Nó có một số hình dạng khác nhau, hình tròn, hình quả bầu, chiếc chuông. Đối với các tộc người vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, lục lạc được sử dụng để làm đồ trang sức, nhạc hiệu trong nghi lễ cúng thần linh, nhạc cụ hòa âm với trống, chiêng, chập chõa tạo nên nhịp điệu cho các điệu múa dân gian.
(GLO)- Rau dớn là loài cây hoang dại mọc ở những nơi có độ ẩm ướt cao như bờ suối, bờ khe, dưới tán rừng thấp; là nguồn sống gắn với kinh tế khai thác tự nhiên, là biểu tượng văn hóa của nhiều tộc người ở vùng đất Tây Nguyên. Đồng bào Jrai gọi ngọn rau dớn là Duk k'tonh, mang biểu tượng cánh tay của Yàng.
(GLO)- Với hơn 15 năm theo đuổi đam mê sưu tầm đồ cổ, anh Lê Văn Ký (SN 1986, tổ 3, phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đang sở hữu hơn 1.000 món đồ thuộc hàng trăm loại khác nhau.
(GLO)- Sau nhiều năm kiên trì tuyên truyền và vận động, mới đây, 29 hộ đồng bào Jrai ở thôn Quý Tân (xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã xóa bỏ hủ tục chôn chung đã tồn tại bao đời nay tại khu nhà mồ nằm giữa khu dân cư này.
(GLO)- Thời gian qua, các địa phương dọc tuyến biên giới của tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu và phát huy quyền, nghĩa vụ của mình trong quá trình tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
(GLO)- Với bàn tay khéo léo, những người làm nghề đan lát ở xã Ia Bang (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã biến những ống tre nứa thành những chiếc gùi độc đáo và chính việc làm này đã góp phần duy trì nghề đan gùi truyền thống của đồng bào Jrai.
(GLO)- Nhiều hộ đồng bào Jrai ở Gia Lai đã liên kết với tổ hợp tác, hợp tác xã khôi phục các giống lúa đặc sản truyền thống, đồng thời xây dựng thương hiệu và tìm thị trường tiêu thụ ổn định.
(GLO)- Đây là sự kiện được coi là tiêu biểu cho tinh thần chống Pháp của đồng bào Jrai trước khi có Đảng nên hầu hết các tài liệu lịch sử viết về Tây Nguyên đều nhắc đến. Tuy nhiên, diễn tiến của cuộc nổi dậy thì các tài liệu đều không thấy ghi chi tiết. Henri Maitre có lẽ là người duy nhất cho thấy trong “Les Jungles Moi“ (Rừng người Thượng). Tuy chưa thật chi tiết nhưng qua sự ghi chép của ông, chúng ta cũng có thể hình dung được những nét cơ bản của cuộc nổi dậy và con đường dẫn tới cái chết của Odendhan.