Điều may mắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước đây, tôi từng nghĩ, điều may mắn đến là khi tôi trúng một giải thưởng với một số tiền lớn, học hành lẹt đẹt nhưng thi đậu, không phải xuất sắc nhưng kiếm được việc làm tốt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Thực tế, những chuyện đó khá xa vời nên tôi cảm thấy “thần may mắn” luôn từ chối mình. Nhưng giờ đây, tôi lại hiểu theo một nghĩa khác và thấy mình thật may mắn.


Tôi thấy mình may mắn khi đến thăm một trường khuyết tật vì tôi sinh ra lành lặn, không phải chịu những khiếm khuyết của cơ thể. Tôi có thể đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà không cần đến sự hỗ trợ của người khác.

Tôi thấy mình may mắn khi nhìn thấy những đứa trẻ ăn xin vật vạ đầu đường xó chợ vì tôi vẫn có một ngôi nhà để đi về. Tôi được sống trong tình yêu thương của gia đình với những bữa cơm ấm cúng và được đến trường mỗi ngày.


Tôi thấy mình may mắn khi đến thăm người ốm ở bệnh viện vì mình vẫn còn khỏe mạnh. Tôi có thể thở, đi, nói, cười và ngủ ngon giấc chứ không phải nằm bất động, duy trì sự sống bằng máy móc.

Tôi thấy mình may mắn khi chứng kiến cảnh người vợ trẻ bị chồng đánh ngay giữa đường vì gia đình tôi luôn yêu thương nhau. Tôi cảm nhận được tình thương của bố mẹ dành cho mình mỗi ngày.

Hãy nhìn điều may mắn theo một cách khác, bạn sẽ thấy cuộc đời thật đáng sống. Bởi so với nhiều hoàn cảnh, số phận khác, chúng ta may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.