Đắk Lắk: Sẽ xử lý nghiêm nhóm học sinh đánh bạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một học sinh ở Đắk Lắk đã bị nhiều học sinh khác dồn vào góc nhà đấm, đá túi bụi vào đầu. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này cho biết sẽ làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm khắc đối với nhóm học sinh này.

Ngày 4/3, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã nhận được báo cáo ban đầu về việc một học sinh bị nhóm bạn đánh tại trường của Trường THPT Ngô Gia Tự (huyện Ea Kar).

 

Mặc cho nam sinh kêu khóc, van xin, nhóm học sinh này vẫn hung hãn dùng tay chân, đấm, đá, đạp vào đầu bạn.
Mặc cho nam sinh kêu khóc, van xin, nhóm học sinh này vẫn hung hãn dùng tay chân, đấm, đá, đạp vào đầu bạn.


Ông Khoa khẳng định, đối với vụ việc này, Sở sẽ yêu cầu nhà trường phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ và xử lý nghiêm khắc các học sinh đã có hành vi đánh bạn. Cũng theo ông Khoa, ngay từ đầu năm học, Sở đã có nhiều văn bản yêu cầu các trường quản lý học sinh, chấn chỉnh nạn bạo lực học đường nhưng rất tiếc vẫn xảy ra.

Trước đó, trưa 3/3, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh nhiều học sinh nam dồn một học sinh nam khác xuống sàn nhà vệ sinh rồi dùng tay, chân đấm, đá, đạp liên tục vào đầu. Trước sự hung hãn của nhóm học sinh này, học sinh bị đánh chỉ biết dùng 2 tay ôm đầu để mặc cho các bạn tự do đấm, đá.


 

 Bị tấn công, nam sinh này chỉ biết ôm đầu chịu trận.
Bị tấn công, nam sinh này chỉ biết ôm đầu chịu trận.


Đoạn clip cũng cho thấy, thời điểm xảy ra vụ việc có nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng không có bất kỳ ai ngăn cản. Mặc cho nam sinh van xin, gào khóc, nhóm bạn kéo nam sinh đứng dậy rồi dùng nắm đấm, cùi chỏ tiếp tục tấn công vào nạn nhân. Không chỉ vậy, nhóm nam sinh liên tiếp văng tục, hút thuốc, cười hả hê khi đánh bạn. Một nam sinh khác lớn tiếng yêu cầu nhóm bạn cho nạn nhân đứng dậy để quay rõ mặt.

Tối cùng ngày, bà Phạm Thị Dinh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Gia Tự (thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar), xác nhận sự việc xảy ra tại trường. Theo bà Dinh học sinh bị đánh là em P.A.T (lớp 10A1 của trường). Trước đó, em P.A.T có mâu thuẫn với một học sinh tên T.V.H. lớp 9 ở Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (huyện Ea Kar).

Có thể vì mâu thuẫn này mà một số học sinh thuộc khối 10 Trường THPT Ngô Gia Tự đánh em T. trong khu vực nhà vệ sinh của trường. Ngay sau đó, Trường THPT Ngô Gia Tự đã đưa nạn nhân đi bệnh viện, mời công an tới lập biên bản và yêu cầu một nhóm học sinh viết tường trình để làm rõ vụ việc.

“Nhiều khả năng do 2 em trêu chọc nhau gì đó về cái tem dán xe đạp nên mới xảy ra mâu thuẫn. Thời điểm trước Tết Nguyên đán Tân Sửu, em H. đã đánh em T. một lần vì chuyện này. Còn hôm xảy ra vụ việc, H không xuất hiện, không tham gia đánh T. Hiện, nhà trường đã xác định được 3 học sinh trong trường tham gia đánh em T. Chúng tôi đã gửi clip cho hội phụ huynh trong trường và tiếp tục xác minh, làm rõ thêm những học sinh khác có liên quan, kể cả những học sinh tung clip lên mạng xã hội để có hướng xử lý phù hợp”- bà Dinh nói.

 

https://danviet.vn/dak-lak-se-xu-ly-nghiem-nhom-hoc-sinh-danh-ban-20210304095841939.htm
 

Theo Duy Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.