Cử nhân chọn nghề quét rác ở Bangkok

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suwanan Ketiam gây chú ý cộng đồng mạng hôm 8.4 khi đưa lên tài khoản Facebook cá nhân những hình ảnh và thông tin về công việc mà cô đang làm, đó là quét dọn đường phố. Và cô cho biết là đã tốt nghiệp đại học.

 
Suwanan Ketiam Chụp từ facebook Suwanan Ketiam
Suwanan Ketiam (Chụp từ facebook Suwanan Ketiam)



Nhiều người không tin một cử nhân lại chọn nghề thường dành cho những người thuộc tầng lớp "thấp hoặc ít học”. Đã vậy, nhân viên vệ sinh sẽ có mức lương thấp, trong khi công việc vất vả, làm việc ngoài đường...

Một số người đã vào bình luận rằng Suwanan muốn “chơi nổi”, làm chuyện khác người để gây sự chú ý. Tuy nhiên, Suwanan lại có suy nghĩ khác, nói rằng sở dĩ cô chọn công việc của người quét đường vì cảm thấy thích nhìn đường phố sạch đẹp, và không muốn công việc nhiều áp lực trong văn phòng.

“Tốt nghiệp đại học không có nghĩa là phải làm việc trong phòng máy lạnh, lương cao. Tôi mới tốt nghiệp, có việc làm, lương không nhiều nhưng đủ chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày, như thế cũng làm tôi hài lòng. Hơn nữa, công việc không áp lực, đặc biệt tôi không phải theo lệnh của người này người kia”, Suwanan chia sẻ trên tài khoản Facebook cá nhân như một lời giải thích.


Cử nhân ngành tâm lý học này cho biết nhiều người thắc mắc, hỏi han đủ điều mỗi khi nhìn thấy cô, khiến cô cảm thấy khó chịu. Cô muốn chia sẻ trên mạng xã hội để mọi người hiểu và tôn trọng sự lựa chọn của mình.

“Tôi nghĩ chúng ta làm nghề gì cũng được miễn cảm thấy hạnh phúc, hơn là ngồi đó chờ việc và không có đồng xu nào”, cô gái chia sẻ tiếp như một lời nhắn nhủ cho những người đồng trang lứa.

Trả lời New18, Suwanan cho biết còn một lý do khiến cô chọn làm việc này là vì mẹ của mình. Nữ cử nhân nói khi làm công chức nhà nước, cô có thể giúp mẹ hưởng dịch vụ y tế công, điều mà khi làm cho tư nhân cô và mẹ cô sẽ không được. Suwanan quan tâm đến sức khỏe của mẹ và lo sợ bà đau ốm sẽ là gánh nặng cho cả gia đình, không mấy dư dả.

Khi hỏi về tương lai, Suwanan cho biết cô không nghĩ ngợi nhiều, bởi cô là người sống đơn giản, và chấp nhận làm bất kỳ nghề nào miễn mang lại cho cô hạnh phúc và cuộc sống vừa đủ...

Vinh Sơn (Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

“Cảm giác cô đơn và nhớ nhà bỗng dịu nhẹ hơn nhờ những lần gặp gỡ đồng hương, trò chuyện, tay bắt mặt mừng, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt… trên đất Hàn”, Phương Loan (du học sinh Hàn Quốc) tâm sự trong những ngày cận Tết ở nước bạn.

Tết rồi, về nhà thôi...

Tết rồi, về nhà thôi...

Trong năm 2024, tôi (TS. Nguyễn Duy Duy - Viện Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Quốc gia Úc) đã đặt chân tới 4 châu lục. Những chuyến công tác, những hội thảo khoa học, đưa tôi tới nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đã đi thật xa, và giờ là lúc trở về. Tết rồi, về nhà thôi... 

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trước những thông tin giá đỗ trên thị trường bị "ngâm tẩm" chất cấm gây hại cho sức khỏe, trào lưu tự làm giá đỗ tại nhà bất ngờ hot trở lại. Trong các hội nhóm làm giá đỗ, chị em "rần rần" chia sẻ cách làm giá đỗ "ngon - bổ - rẻ" tại nhà, thu hút hàng nghìn lượt tương tác trong thời gian ngắn.

'Đu trend' cách nào?

'Đu trend' cách nào?

Đu trend” dường như đã trở thành thú vui phổ biến của người trẻ ngày nay. Dù có nhiều ý kiến trái chiều về xu hướng này, song giới trẻ vẫn đưa ra những lý giải hợp lý cho sở thích của mình. Theo các chuyên gia, bản thân trend không xấu, cách “đu trend” mới là điều đáng quan tâm.