Những điều bạn cần biết khi xây dựng tầng hầm nhà phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi xây dựng tầng hầm nhà phố, chủ đầu tư cần phải đặc biệt chú ý đến những tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm nhằm đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn.
Số tầng hầm
Theo quy định của Bộ Xây dựng về số tầng hầm, chiều sâu tầng hầm để xe không được vượt quá 5 tầng. Tuy nhiên, tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng của gia đình mà bạn có thể thiết kế số tầng hầm thích hợp.
Thông thường, đối với những dự án nhà phố, nhà ở dân dụng, số tầng hầm xây dựng sẽ là 1. Nhưng đối với những công trình lớn được sử dụng với mục đích thương mại thì số tầng hầm có thể lên đến 4 hoặc 5.
Chủ đầu tư cần đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để có một không gian hiệu quả và an toàn. Đồ họa: Kim Nhung
Chủ đầu tư cần đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để có một không gian hiệu quả và an toàn. Đồ họa: Kim Nhung
Chiều cao tầng hầm
Đối với nhà phố hoặc biệt thự, chiều cao tầng hầm cần đảm bảo tối thiểu là 2,2m. Chiều cao của đường dốc hầm cũng tương ứng tối thiểu là 2,2m. Chiều cao này sẽ giúp xe lưu thông lên xuống hầm dễ dàng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chiều cao của các loại xe trong nhà mà bạn nên lựa chọn độ cao của dốc sao cho phù hợp.
Chiều sâu hầm
Chiều sâu tầng hầm theo quy định phải sâu từ 1,5m trở lên, còn với bán hầm khoảng 1,5m trở lại. Chiều sâu đào cho đến đáy móng là khoảng 3m, nên tính ra phải đào đất rất nhiều mới có thể xây hầm.
Ngoài đảm bảo về độ sâu, bạn cũng cần đảm bảo độ thông khí và ánh sáng trong hầm để không gian thoải mái và thoáng đãng nhất có thể, tránh bí bách, ngột ngạt.
Chiều sâu của tầng hầm phải đạt tối thiểu 1,5m trở lên. Đồ họa: Kim Nhung
Chiều sâu của tầng hầm phải đạt tối thiểu 1,5m trở lên. Đồ họa: Kim Nhung
Độ dốc hầm
Bộ Xây dựng quy định, độ dốc hầm an toàn cần đảm bảo không quá 15% đến 20% so với chiều sâu của hầm. Ví dụ hầm có chiều sâu 1m thì chiều dài của dốc hầm tối thiểu là 6m.
Trong trường hợp dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13%. Đường dốc thẳng đạt 15%. Độ dốc hầm cho nhà phố thường từ 20 – 25%. Cứ đi vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25 cm.
Nền và vách hầm
Để đảm bảo quy định cũng như độ an toàn, nền và vách hầm đều phải đổ bê tông cốt thép với độ dày 20cm. Đồng thời, công đoạn chống thấm cần phải được xử lý kỹ. Điều này giúp hầm tránh ngập nước và giúp thoát nước thải ra đường cống tốt nhất.
Ngoài ra để tránh nước mưa tràn vào và dẫn sang lỗ ga, bạn cần phải thiết kế rãnh âm. Từ lỗ ga thiết kế máy bơm nước để bơm ngược ra đường lớn, nhằm tránh tình trạng ngập lụt dưới hầm.
Theo KIM NHUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Mê mẩn với những thiết kế phòng ngủ độc đáo cho các thiên thần nhỏ

Phòng ngủ riêng là nơi đặt tiền đề cho một cuộc sống riêng tư của các bé, là nơi để các bé gửi gắm những ước mơ, kỷ niệm tuổi thơ. Đẹp, ấn tượng và phù hợp với cá tính riêng của con chắc chắn là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng nghĩ đến khi lên ý tưởng thiết kế phòng ngủ cho các thiên thần nhỏ.
Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Một quảng trường tại Paris được đặt tên người Việt Nam

Ngày 29-6, lễ đặt tên Đỗ Hữu Vị cho một quảng trường nhỏ trung tâm quận 16 ở thủ đô Paris, đã được tiến hành với sự hiện diện của Phó Thị trưởng thành phố Paris Laurence Patrice, Thị trưởng quận 16, Francis Szpiner, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cùng đông đảo người thân gia đình ông Đỗ Hữu Vị, quan chức và nhân dân địa phương.
Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Lan tỏa vẻ đẹp kiến trúc xưa

Có nhiều cách khác nhau để truyền tải thông điệp về tình yêu đối với những di sản kiến trúc xưa. Chàng trai Trương Văn Bộ (làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) chọn một cách độc đáo không giống ai: Thu nhỏ những công trình kiến trúc, nhất là đình chùa, cổng làng hay những nếp nhà truyền thống Bắc Bộ. Những mô hình của Bộ được nhiều người ưa chuộng. Và từ đó, Bộ đã lan tỏa nét đẹp văn hóa, kiến trúc xưa.