Emagazine

Cần tăng tỷ trọng chế biến sâu cho cây mì

E-magazine Cần tăng tỷ trọng chế biến sâu cho cây mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News


Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích mì trên địa bàn tỉnh hàng năm dao động từ 75 đến 80 ngàn ha. Tuy nhiên, do trình độ canh tác của người dân còn hạn chế, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến dịch bệnh trên cây mì lây lan mạnh. Năm 2021, toàn tỉnh có hơn 12 ngàn ha mì bị bệnh khảm lá. Riêng năm nay, hơn 6,6 ngàn ha đã bị nhiễm bệnh dẫn đến năng suất, sản lượng đạt thấp. Cùng với đó, sự vào cuộc của doanh nghiệp và sự điều phối của Nhà nước để hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị chưa nhiều nên giá mì khá bấp bênh. Chính vì vậy, năng suất mì của tỉnh trung bình chỉ đạt khoảng 20 tấn/ha, lợi nhuận bình quân chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha.

Gia đình ông Đinh Kiên (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) trồng mì đã nhiều năm nay. Cây mì cũng là nguồn thu chính của gia đình ông. Theo ông Kiên, cây mì rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi đây và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, chi phí đầu tư, công chăm sóc. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, cây mì xuất hiện bệnh khảm lá khiến năng suất đạt rất thấp.

“Năm 2021, hơn 1,5 ha mì của gia đình tôi bị ảnh hưởng bởi nắng hạn, lại nhiễm bệnh khảm lá nên chỉ thu được khoảng 12 triệu đồng. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên cây mì phát triển tốt hơn nhưng cũng bắt đầu xuất hiện bệnh khảm lá mà không có cách nào chữa trị”-ông Kiên cho biết. Cũng theo ông Kiên, gia đình ông và người dân trong làng không liên kết với nhà máy chế biến nào, đến vụ thu hoạch thì đem bán cho các đại lý, giá cả do đại lý quyết định.
 



Tương tự, gia đình ông Đinh Văn Đinh (làng Húp, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) trồng 2 ha mì cũng không liên kết hay ký hợp đồng với nhà máy chế biến. Nguồn hom giống thì ông tận dụng từ vụ trước, còn sản phẩm sau khi thu hoạch đem bán cho một đại lý trong làng.

Ông Đinh cho hay: “Vụ trước, tuy diện tích mì của gia đình không bị nhiễm bệnh khảm lá nhưng nắng hạn kéo dài khiến năng suất giảm khá mạnh. Với giá bán 2.200 đồng/kg mì tươi, sau khi trừ chi phí đầu tư, tôi chỉ thu được khoảng 20 triệu đồng. Tuy thu nhập không cao nhưng cây mì phù hợp với điều kiện canh tác của người dân. Bên cạnh đó, đất trồng mì cũng không phù hợp để chuyển sang trồng cây khác. Vì vậy, bà con vẫn chọn trồng mì”.
 



Còn ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ thì cho hay: Năm 2022, toàn huyện có khoảng 2.500 ha mì nhưng chỉ hơn 100 ha được nhà máy chế biến đầu tư hỗ trợ giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm. Trên địa bàn hiện chưa có chuỗi liên kết sản xuất mì bền vững nào giữa doanh nghiệp với người dân thông qua hợp tác xã mà chủ yếu người dân liên kết với nhà máy thông qua các đại lý, không có sự điều phối của Nhà nước nên tình trạng bị ép giá là không tránh khỏi.
 

Ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện-cho hay: Hàng năm, huyện có khoảng 4.600 ha mì, phần lớn do người dân trồng tự phát, chỉ có khoảng 100 ha liên kết với nhà máy chế biến. Để cây mì phát triển bền vững, mang lại thu nhập cao, huyện đã tham mưu UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ giống mì KM94 ít sâu bệnh, thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Đồng thời, UBND huyện đang kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực vào xây dựng nhà máy chế biến nông sản, trong đó có cây mì để liên kết phát triển vùng nguyên liệu bền vững.
 



Còn Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro thì cho rằng: Mì là cây trồng khá phù hợp với điều kiện canh tác của người dân trên địa bàn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó, khí hậu, thổ nhưỡng nhiều vùng chỉ phù hợp với cây mì nên rất khó để chuyển đổi sang cây trồng khác. Do đó, cùng với việc đẩy mạnh liên kết với nhà máy chế biến tinh bột mì ở thị xã An Khê, UBND huyện đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại địa bàn, trong đó có nhà máy chế biến tinh bột mì.
 

Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-nêu quan điểm: Cây mì là sinh kế của nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Do vậy, việc chuyển đổi từ cây mì có diện tích lớn như hiện nay sang cây trồng khác là không khả thi. Thay vào đó, chúng ta cần có giải pháp để phát triển cây mì bền vững theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, thu nhập cho người dân. Để làm được điều này, tỉnh cần khuyến khích kêu gọi doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm sản xuất, quản trị tốt vào đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến tinh bột có công nghệ sản xuất cao để tối ưu hóa giá trị.

Hiện nay, tỉnh ta chỉ có 4 nhà máy chế biến tinh bột mì công suất nhỏ, công nghệ chế biến cũ. Trong khi tỉnh Tây Ninh chỉ có khoảng 65 ngàn ha mì nhưng có tới 72 nhà máy chế biến tinh bột. Giải quyết được bài toán thu hút đầu tư vào chế biến sâu vừa góp phần nâng thu nhập trên một đơn vị diện tích, vừa tăng ngân sách cho địa phương. Cụ thể, UBND tỉnh đã ký kết với Hiệp hội Sắn Việt Nam để kết nối, kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm năng, tiềm lực tài chính thật sự vào đầu tư các nhà máy chế biến sâu phục vụ cho xuất khẩu.

 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.