Cảm động chuyện"không gục ngã"của NS học giỏi mắc chứng bệnh lao khớp háng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mắc phải chứng lao khớp háng chạy chữa lâu ngày chưa khỏi, đi lại, sinh hoạt rất khó khăn, nhưng em Phạm Thị Linh (thôn Tri Lệ, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn không bỏ cuộc, cố học thật giỏi để có ngày trở thành bác sỹ cứu người...
Nghiệt ngã
Hơn hai năm trước, cận ngày khai giảng năm học mới 2016-217, tôi tìm đến với Linh ở thôn Tri Lệ, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Hôm ấy, cách ngôi trường đang rộn ràng tiếng trống, tiếng ca chừng mấy trăm mét, Linh ngồi lặng lẽ trước thềm nhà. Thân hình Linh tiều tụy, đôi chân, đôi tay gầy trơ, khẳng khiu như thanh củi khô. Linh yếu đến nỗi, phải cố lắm, em mới có thể đứng dậy để chào những người lạ mặt và bà con lối xóm. Đôi mắt Linh ngân ngấn lệ, chỉ chực hỏi mấy câu nước mắt đã tuôn trào, chảy ướt cả vạt áo.
 Linh bật khóc trước tình cảnh nghiệt ngã của mình.
Linh bật khóc trước tình cảnh nghiệt ngã của mình.
Nhà vốn nghèo nhất xóm, tất cả mọi việc từ thuế má, cưới xin, học hành của con đều trông chờ vào 2 sào ruộng lúa và tiền công làm phụ hồ của cả bố và mẹ. Từ ngày mất đi người mẹ cách đây tròn 1 năm 2 tháng, cuộc sống của gia đình Linh thực sự rơi vào chao đảo, sóng gió. Bố Linh, một người đàn ông chất phác giấu nỗi đau trong lòng, cố làm cả những việc của mẹ em để lại nhưng vẫn không kiếm đủ cái ăn cho 4 đứa con thơ dại. Thương bố vất vả, người anh trai đầu của Linh sinh năm 1997 đã phải bỏ học giữa chừng đi làm thuê kiếm tiền để nuôi 3 đứa em nhỏ.
Tất cả trong ngôi nhà lúc này chỉ còn hi vọng vào mỗi Linh, vì em là người nhanh nhẹn, học giỏi, được mến yêu nhất không chỉ ở xóm nghèo mà còn ở cả ngôi trường trung học cơ sở Nguyễn Thiếp quê em. Linh không thế quên được giây phút sinh tử của mẹ để rồi em quyết tâm trở thành một bác sỹ: “Mẹ con đau, quằn quại nhưng nhà nghèo bố và chúng con không lo được thuốc cứu chữa cho mẹ. Nhìn mẹ đau đớn rồi bỏ bố, chúng con ra đi, con đã tự hứa là con sẽ gắng học để trở thành bác sĩ, để có thể chữa bệnh cho những người có hoàn cảnh như mẹ con”.
Vậy mà, số phận thật nghiệt ngã đối với cô bé đáng yêu này. Mẹ mất được chừng năm tháng, vào tháng 11/2005 khi Linh chuẩn bị bước kỳ thi học kỳ 1 của năm học trước (lớp 8), trên đường tới lớp, em thấy nhói đau ở chân phải. Cơn đau cứ tăng dần cho đến lúc Linh không thể tự bước đi được nữa, phải ngồi bệt xuống đường.
 Linh là một học sinh khá giỏi của trường với nhiều giấy khen...
Linh là một học sinh khá giỏi của trường với nhiều giấy khen...
Nhưng Linh buộc phải nghỉ học vì chân không thể đi lại được.
Nhưng Linh buộc phải nghỉ học vì chân không thể đi lại được.
 
Nhận tin con bị đau không đi lại được, bố em đang đi phụ hồ đã nghỉ việc, chạy xe về đưa Linh tới trạm xá, rồi bệnh viện. Vừa mất đi người vợ được mấy tháng, lo sợ mất thêm đứa con gái ngoan hiền, nên người cha kiệt quệ đã chạy vạy vay mượn khắp nơi tức tốc đưa con gái ra Hà Nội chữa trị. Bệnh của Linh được xác định là lao khớp háng, cần ít nhất 120 triệu đồng để phẫu thuật, hút tủy mới có hi vọng cứu chữa cái chân đang dần bị liệt. Nhưng số tiền mà bố Linh vay mượn được chỉ đủ chi phí cho bố con em trụ lại ở Hà Nội chưa đầy một tháng.
Hết sạch tiền, anh Quân buộc phải đưa con gái về nhà tự điều trị bằng thuốc nam. Thầy cô, bạn bè xót thương đã đến nhà chở Linh tới trường hi vọng tinh thần, sự lạc quan sẽ giúp Linh có thêm niềm tin để chữa trị, chiến thắng được bệnh tật. Nhưng tình cảm, nguồn động viên của thầy cô không giúp được gì nhiều cho Linh khi bệnh tật của em ngày một nặng. Linh phải nghỉ hẳn ở nhà.
Phải nghỉ học, Linh đau lắm. Nghe tiếng trống vang lên từ trường, Linh muốn vứt bỏ ngay đôi nạng đặt tựa vào đôi chân đang sưng tấy lao ngay đến trường học. Linh không muốn bỏ học, không muốn dở dang với lời hứa với người mẹ quá cố “bằng mọi giá con không bao giờ bỏ học, con muốn trở thành bác sĩ để cứu người bị bệnh như mẹ”. Nhưng cái chân bệnh nặng đã ngăn mọi suy nghĩ của em...
Không gục ngã
Tình cảnh của bé Linh được Dân trí đăng tải đã khiến bao trái tim nhân ái xót thương, cảm động. Các nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ với hi vọng một phép màu sẽ “giải cứu” Linh trước lưỡi hái của tử thần. Suốt gần 2 năm qua, anh Quân - người cha túng quẫn luôn quay quắt tìm cách cứu con gái - đã đưa con tới các bệnh viện ở Hà Nội: Lao phổi Trung ương, Việt Đức, Viện K để bắt đầu hành trình chữa trị.
Đã có những giây phút bố Linh nín thở chờ bác sĩ hội chẩn liệu con gái có mang trong mình chứng bệnh ung thư xương hay không. Nhưng người cha nhẹ nhõm hẳn khi các bác sĩ thông báo con gái chỉ mắc phải chứng bệnh lao khớp háng, chỉ phải phẫu thuật áp xe ở háng (lần 1), tiếp đó chờ đợi khi Linh trong 18 tuổi sẽ phẫu thuật thay khớp háng bằng khớp nhân tạo (lần 2) là có thể đi lại được bình thường.
Rồi Linh được phẫu thuật công đoạn thứ nhất. Ca phẫu thuật thành công mang lại niềm vui khôn xiết cho cả Linh và người bố ngày đêm chăm lo cho con gái. Những cơn đau quằn quại từng khiến đôi tay Linh tứa máu vì phải bám chặt vào thành giường, song cửa sổ đã giảm đi rất nhiều.
Điều khiến tôi thực sự cảm động là nghị lực phi thường của Linh. Suốt thời gian bị bệnh, Linh chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ bỏ học. Cứ mỗi lần nghĩ về người mẹ yêu thương vì bệnh tật, vì không có tiền chạy chữa mà phải rời xa cả gia đình, Linh lại tự hứa lòng mình không được đầu hàng, phải cố lên. Linh lại tìm sách, tìm những câu chuyện vượt lên số phận để đọc. Niềm tin vượt qua bệnh tật cứ dày thêm.
Được tiếp thêm nghị lực, sau 1 năm rời ghế nhà trường để chữa bệnh, Linh đã quay trở lại trường. Mọi thứ rất khó khăn, đi lại vẫn phải chống nạng, nhưng bằng tất cả nghị lực, sự hỗ trợ tối đa của bố, đứa em trai, của thầy cô, năm học rồi Linh đã thi đậu vào lớp 10 trường THPT Nguyễn Đổng Chi (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh).
Chúng tôi thăm lại Linh khi em đang trong lớp học. Một thoáng buồn trên khuôn mặt em, bởi nếu không có bệnh tật, lúc này Linh đã là nữ sinh lớp 12. Nhưng trên tất cả, Linh rất vui với việc được trở lại trường, được tiếp tục đi trên con đường ước mơ trở thành một bác sĩ.
Chân bị bệnh tật, phải gián đoạn việc học hành, nhưng Linh không gục ngã, không đầu hàng số phận. Linh đã trở lại trường để viết tiếp ước mơ đẹp của mình.
Chân bị bệnh tật, phải gián đoạn việc học hành, nhưng Linh không gục ngã, không đầu hàng số phận. Linh đã trở lại trường để viết tiếp ước mơ đẹp của mình.
“Thật cảm động với em Linh, em là học sinh rất giàu nghị lực. Chỉ mỗi việc em Linh không đầu hàng số phận, vẫn tiếp tục đến trường theo học cũng đã là điều tuyệt vời, đáng trân trọng đối với em lắm rồi. Cũng vì thế mà chúng tôi, các thầy cô ở đây, các bạn trong lớp rất quý mến em, giúp đỡ, động viên em rất nhiều” - thầy Nguyễn Đức Hạnh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đổng Chi, người dẫn tôi tới tận lớp học thăm Linh bày tỏ.
Một chặng đường dài, chông gai còn phía trước đối với Linh. Nhưng tôi và các thầy cô của Linh đều tin với nghị lực tuyệt vời Linh sẽ không đầu hàng số phận, không gục ngã, em sẽ biến ước mơ trở thành bác sĩ cứu người thành sự thật.
Hà Phương (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.