Emagazine

Niên vụ cà phê 2021-2022: Nông dân Gia Lai đón niềm vui kép

E-magazine Niên vụ cà phê 2021-2022: Nông dân Gia Lai đón niềm vui kép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Huyện Đak Đoa có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh với hơn 28.000 ha, trong đó, diện tích cà phê kinh doanh khoảng 26.000 ha. Vụ thu hoạch năm nay, nhiều người trồng cà phê phấn khởi vì vừa được mùa, vừa được giá. Gia đình anh Xuin (làng Ktăng, xã Kdang, huyện Đak Đoa) có 3,5 ha cà phê. “Với diện tích này năm ngoái, tôi thu được 10 tấn nhân, còn năm nay dự kiến được khoảng 13 tấn. Mỗi héc ta, gia đình tôi đầu tư khoảng 80 triệu đồng tiền phân, công chăm sóc và thu hoạch. Nếu giá ổn định như hiện nay, sau khi trừ chi phí, gia đình thu về khoảng 300 triệu đồng”-anh Xuin nhẩm tính.

Cũng theo ông Nguyễn Kim Anh, đầu năm nay, giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên. Tuy nhiên, nhờ thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ít sử dụng phân hóa học nên cây cà phê sinh trưởng, phát triển bền vững.

Tại huyện Ia Grai, người dân cũng đang tất bật thu hái cà phê niên vụ 2021-2022. Nhiều gia đình thuê nhân công tại chỗ hoặc thuê từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh vào để thu hoạch.

Gia đình anh Nguyễn Đình Phước (làng Hố Lang, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) có 13 ha cà phê. Từ năm 2018, gia đình anh bắt đầu sản xuất theo hướng hữu cơ, chủ yếu sử dụng phân chuồng, phân vi sinh để bón cho vườn cây. Ngoài ra, để giảm chi phí nhân công, anh đã lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, tiết kiệm nước trên toàn bộ diện tích. Anh Phước cho biết: Áp dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, gia đình đầu tư khoảng 100 triệu đồng/ha cà phê gồm: phân bón, công chăm sóc, thu hoạch. Năng suất cà phê đạt bình khoảng 4,5-5 tấn nhân/ha.

Còn chị Võ Thị Thu Thảo (thôn Tân An, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) cho hay: Gia đình chị có gần 3 ha cà phê, năm nay dự kiến thu hoạch được hơn 10 tấn nhân, năng suất cao hơn năm trước khoảng 10%. Hiện tại, giá cà phê dao động ở mức 45-46 ngàn đồng/kg. Còn tháng 9, giá cà phê ở mức 48-49 ngàn đồng/kg mà không có bán. Đây là tín hiệu vui cho người trồng cà phê. Tuy nhiên, năm nay, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao kéo theo chi phí đầu tư cũng tăng lên.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai: Thời tiết năm nay thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, bà con nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, phòng trừ bệnh nên vườn cây cho năng suất ổn định. Cùng với đó, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như tưới tiết kiệm nước, sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ và hạn chế phân vô cơ. Đồng thời, người dân từng bước trồng cà phê theo tiêu chuẩn 4C có sự liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. “Niềm vui của người trồng cà phê như được nhân lên khi niên vụ này, cà phê vừa được mùa, vừa được giá. Với giá cao như hiện nay, người trồng cà phê sau khi trừ chi phí đầu tư sẽ có lợi nhuận 70-100 triệu đồng/ha, giúp họ có điều kiện tái đầu tư cho vụ tới”-ông Thắm cho hay. 

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh-cho biết: Toàn huyện có 8.400 ha cà phê kinh doanh. Đến nay, người dân đã thu hoạch được 15-20% diện tích. Thời tiết năm nay mưa nắng đan xen giúp cây phát triển tốt. Qua đánh giá sơ bộ, năng suất cà phê năm nay ước đạt khoảng 3,5 tấn nhân/ha (tăng 2-3 tạ/ha so với niên vụ trước). Ngoài ra, giá cà phê hiện nay được đánh giá là cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây khiến người trồng phấn khởi. Hy vọng giá cà phê giữ được ổn định, giúp người trồng nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.  


Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?