Emagazine

Niên vụ cà phê 2021-2022: Nông dân Gia Lai đón niềm vui kép

E-magazine Niên vụ cà phê 2021-2022: Nông dân Gia Lai đón niềm vui kép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Huyện Đak Đoa có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh với hơn 28.000 ha, trong đó, diện tích cà phê kinh doanh khoảng 26.000 ha. Vụ thu hoạch năm nay, nhiều người trồng cà phê phấn khởi vì vừa được mùa, vừa được giá. Gia đình anh Xuin (làng Ktăng, xã Kdang, huyện Đak Đoa) có 3,5 ha cà phê. “Với diện tích này năm ngoái, tôi thu được 10 tấn nhân, còn năm nay dự kiến được khoảng 13 tấn. Mỗi héc ta, gia đình tôi đầu tư khoảng 80 triệu đồng tiền phân, công chăm sóc và thu hoạch. Nếu giá ổn định như hiện nay, sau khi trừ chi phí, gia đình thu về khoảng 300 triệu đồng”-anh Xuin nhẩm tính.

Cũng theo ông Nguyễn Kim Anh, đầu năm nay, giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên. Tuy nhiên, nhờ thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ít sử dụng phân hóa học nên cây cà phê sinh trưởng, phát triển bền vững.

Tại huyện Ia Grai, người dân cũng đang tất bật thu hái cà phê niên vụ 2021-2022. Nhiều gia đình thuê nhân công tại chỗ hoặc thuê từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh vào để thu hoạch.

Gia đình anh Nguyễn Đình Phước (làng Hố Lang, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê) có 13 ha cà phê. Từ năm 2018, gia đình anh bắt đầu sản xuất theo hướng hữu cơ, chủ yếu sử dụng phân chuồng, phân vi sinh để bón cho vườn cây. Ngoài ra, để giảm chi phí nhân công, anh đã lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, tiết kiệm nước trên toàn bộ diện tích. Anh Phước cho biết: Áp dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, gia đình đầu tư khoảng 100 triệu đồng/ha cà phê gồm: phân bón, công chăm sóc, thu hoạch. Năng suất cà phê đạt bình khoảng 4,5-5 tấn nhân/ha.

Còn chị Võ Thị Thu Thảo (thôn Tân An, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) cho hay: Gia đình chị có gần 3 ha cà phê, năm nay dự kiến thu hoạch được hơn 10 tấn nhân, năng suất cao hơn năm trước khoảng 10%. Hiện tại, giá cà phê dao động ở mức 45-46 ngàn đồng/kg. Còn tháng 9, giá cà phê ở mức 48-49 ngàn đồng/kg mà không có bán. Đây là tín hiệu vui cho người trồng cà phê. Tuy nhiên, năm nay, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao kéo theo chi phí đầu tư cũng tăng lên.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai: Thời tiết năm nay thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, bà con nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, phòng trừ bệnh nên vườn cây cho năng suất ổn định. Cùng với đó, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như tưới tiết kiệm nước, sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ và hạn chế phân vô cơ. Đồng thời, người dân từng bước trồng cà phê theo tiêu chuẩn 4C có sự liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. “Niềm vui của người trồng cà phê như được nhân lên khi niên vụ này, cà phê vừa được mùa, vừa được giá. Với giá cao như hiện nay, người trồng cà phê sau khi trừ chi phí đầu tư sẽ có lợi nhuận 70-100 triệu đồng/ha, giúp họ có điều kiện tái đầu tư cho vụ tới”-ông Thắm cho hay. 

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh-cho biết: Toàn huyện có 8.400 ha cà phê kinh doanh. Đến nay, người dân đã thu hoạch được 15-20% diện tích. Thời tiết năm nay mưa nắng đan xen giúp cây phát triển tốt. Qua đánh giá sơ bộ, năng suất cà phê năm nay ước đạt khoảng 3,5 tấn nhân/ha (tăng 2-3 tạ/ha so với niên vụ trước). Ngoài ra, giá cà phê hiện nay được đánh giá là cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây khiến người trồng phấn khởi. Hy vọng giá cà phê giữ được ổn định, giúp người trồng nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.  


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.
Khởi nghiệp từ “tài nguyên” bản địa

E-magazineKhởi nghiệp từ “tài nguyên” bản địa

(GLO)- Bằng tình yêu văn hóa truyền thống, chị Rơ Mah H’Dịu-Bí thư Đoàn xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) và chị Trịnh Thị Phượng-giảng viên Trường Cao đẳng Gia Lai đã có những dự án khởi nghiệp từ chính sản phẩm đặc trưng của quê hương.