Emagazine

E-magazine Sẻ chia giọt hồng


Anh Lương Văn Duẩn (làng Tuak, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang) có 2 đứa con mắc bệnh tan máu bẩm sinh nên định kỳ phải đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Các cháu phải truyền máu thường xuyên để duy trì sự sống. Anh Duẩn cho biết: “Hơn ai hết, tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc HMTN và rất cảm kích những tình nguyện viên đã tự nguyện hiến máu. Tôi mong muốn mọi người cùng tham gia HMTN để góp phần cứu sống những bệnh nhân cần máu”.



Đầu tháng 2 vừa qua, em trai của chị Lâm Thị Oanh (tổ 2, phường Trà Bá, TP. Pleiku) cũng qua cơn nguy kịch nhờ được tiếp máu cấp cứu kịp thời. Chị Oanh kể: “Em trai tôi bị tai nạn giao thông phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ngay sau Tết Nguyên đán nên nhóm máu cần để cấp cứu bị thiếu hụt. Các bác sĩ, nhân viên y tế và tình nguyện viên sẵn sàng cho máu cứu sống tính mạng em tôi. Ơn này, gia đình tôi không bao giờ quên”.


Hàng tháng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh sử dụng khoảng 1.400 đơn vị máu (bao gồm cả lượng máu điều tiết cho các đơn vị y tế khác trên địa bàn) để cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Lượng máu sử dụng nhiều nhưng cơ bản đảm bảo bởi phong trào HMTN được tổ chức định kỳ, thường xuyên, có sự tham gia của đông đảo người dân. Bà Vũ Thị Ngọc Thủy-Phó Trưởng khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Hàng tháng, tỉnh tổ chức từ 3 đến 4 đợt HMTN, qua đó, lượng máu thu được cơ bản đáp ứng công tác cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.


Tại Gia Lai, qua công tác tuyên truyền, vận động của các ngành, địa phương, phong trào HMTN đã lan tỏa rộng khắp đến các tầng lớp nhân dân. Hầu như các đợt hiến máu tổ chức đều thu hút đông đảo người dân tham gia.

Với thông điệp “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, giữa tháng 3 vừa qua, Ban Chỉ đạo vận động HMTN TP. Pleiku phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tổ chức lễ phát động HMTN đợt 1-2023. Nhờ sự tham gia của đông đảo người dân, Ban tổ chức đã thu được 589 đơn vị máu an toàn.


Mới đây, huyện Đak Đoa phát động HMTN đợt 1-2023 và lập kỷ lục khi có trên 1.000 người đăng ký tham gia. Ông Phạm Duy Chinh-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vận động HMTN huyện-cho biết: Đợt này, Ban tổ chức thu được 567 đơn vị máu an toàn. Trên thực tế, số lượng người đăng ký tham gia HMTN rất đông nhưng Ban tổ chức chỉ có thể tiếp nhận trong khả năng nhằm bảo quản, phát huy hiệu quả sử dụng.



Phong trào HMTN tại Gia Lai đã lan tỏa rộng khắp và xuất hiện nhiều cá nhân, tổ chức, gia đình điển hình trong phong trào HMTN. Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai là một trong số đó. Đây cũng chính là lực lượng tình nguyện viên tích cực của các bệnh viện khi cần huy động hiến máu khẩn cấp. Ông Trần Vũ-Chủ nhiệm Câu lạc bộ-thông tin: Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai thành lập tháng 10-2017, trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đến nay, số lượng tình nguyện viên tham gia Câu lạc bộ là 3.500 người; trong đó, đội ngũ hiến máu khẩn cấp hơn 1.000 người. “Câu lạc bộ thành lập đội hiến máu dự bị, khẩn cấp đảm bảo phục vụ máu cấp cứu tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh; tổ chức chương trình “Hiến máu tự nguyện” tại Bệnh viện Quân y 211 định kỳ sáng chủ nhật hàng tuần và thành lập đội hiến tiểu cầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh với khoảng 50 nam tình nguyện viên tham gia. Trong năm 2022, các thành viên Câu lạc bộ đã hiến 854 đơn vị máu, trong đó có 622 đơn vị máu hiến khẩn cấp tại các bệnh viện. Trong quý I-2023, Câu lạc bộ đã hiến 241 đơn vị máu toàn phần và hiến tiểu cầu được 89 đơn vị”-ông Vũ cho hay.



Với sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, trong quý I-2023, lượng máu thu được trên địa bàn tỉnh vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.


Cũng theo ông Diện, phong trào HMTN được Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thường xuyên. Không chỉ tham gia HMTN, nhiều người còn vận động, lan tỏa nghĩa cử “hiến máu cứu người” đến người thân, bạn bè. Nhiều tấm gương điển hình trong phong trào HMTN được tôn vinh, khen thưởng kịp thời góp phần động viên, khích lệ người dân tiếp tục tham gia HMTN. Thời gian tới, Ban Chỉ đạo tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động để phong trào HMTN ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao.

Có thể bạn quan tâm

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.