Emagazine

E-magazine Nâng tầm thương hiệu yến sào

Tại cửa hàng của Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên (181 Lê Duẩn, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) trưng bày rất nhiều sản phẩm chế biến từ tổ yến có mẫu mã bắt mắt. Bà Trần Thị Lợi-Giám đốc Công ty-vui vẻ cho biết: “Nhà tôi nuôi chim yến từ năm 2017. Thời gian đầu, thu hoạch xong cũng chỉ bán tổ yến thô. Mấy năm gần đây, tôi tập trung vào khâu chế biến tổ yến sau thu hoạch”.

Tương tự, cửa hàng của gia đình ông Phạm Tiến Dũng-Chủ tịch Hội Yến sào huyện Chư Sê cũng bày bán rất nhiều dòng sản phẩm từ tổ yến. “Hầu hết các hộ nuôi yến ở huyện Chư Sê đều tập trung vào 2 loại sản phẩm tổ yến thô và yến tinh chế. Nhà tôi có 2 sản phẩm tổ yến thô và tinh chế được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Gia đình đảm nhận cả khâu nuôi và chế biến thành phẩm nên đảm bảo về chất lượng. Năm tới, tôi phấn đấu nâng hạng 2 sản phẩm này lên 4 sao”-ông Dũng chia sẻ.

Tiên phong gọi chim yến về nuôi ở thị xã Ayun Pa từ hơn 10 năm trước, gia đình bà Trần Thị Ngọc Lan-Chủ cơ sở Yến sào Lan Toàn (phường Đoàn Kết) hiện có 2 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh là bộ sản phẩm yến sào Lan Toàn và tổ yến chưng. “Chúng tôi có 6 loại sản phẩm tổ yến thô, yến tinh chế và yến chưng. Chúng tôi làm nhiều loại với mức giá từ vài chục ngàn đồng đến vài triệu đồng/sản phẩm để phù hợp với thu nhập, nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Hiện các sản phẩm này được đông đảo khách hàng đón nhận nên chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì”-bà Lan cho biết.

Ngoài các sản phẩm yến sào do người dân nuôi trên địa bàn, một số doanh nghiệp tại Gia Lai còn đưa sản phẩm yến sào từ các tỉnh miền Trung về gia công, chế biến, kinh doanh. Điều này tạo ra sự cạnh tranh nhằm góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm yến sào của tỉnh, cũng như thêm sự đa dạng, phong phú các mặt hàng nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Bà Nguyễn Thị Sương-Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Yến sào Rita (phường Hội Phú, TP. Pleiku) thông tin: “Tại Gia Lai, nghề nuôi yến đang phát triển mạnh nên sản phẩm làm ra cũng đa dạng. Tuy nhiên, nhận thấy khách hàng ưa chuộng các sản phẩm yến sào ở vùng biển, Công ty lấy nguồn hàng từ tỉnh Ninh Thuận về chế biến, kinh doanh. Công ty hiện chế biến hơn 10 dòng từ 4 sản phẩm chính là yến tươi, yến thô, yến tinh chế và yến chưng. Sản phẩm đặc trưng nhất của Công ty là yến tiệt trùng bởi ở Gia Lai chưa phổ biến do chi phí đầu tư mua sắm máy móc làm yến tinh chế cao. Doanh thu của Công ty với sản phẩm chính là yến tiệt trùng đạt khoảng 200 triệu đồng/tháng”.

Nghề nuôi yến lấy tổ đang mở ra cơ hội vươn lên làm giàu cho người dân trong tỉnh. Nhiều “đại gia” xuất hiện sau một thời gian nuôi yến với mức thu nhập 5-10 tỷ đồng/năm như gia đình bà Trần Thị Ngọc Lan, ông Phạm Tiến Dũng… Để tiếp sức cho nghề mới phát triển bền vững tại địa phương, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã đồng hành hỗ trợ các hộ nuôi chim yến, chế biến, kinh doanh sản phẩm yến sào. Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết: “Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 300 nhà nuôi chim yến. Huyện đã thành lập Hội Yến sào Chư Sê để tập hợp người nuôi, chia sẻ kinh nghiệm và nâng tầm sản phẩm yến sào của địa phương. Chúng tôi cũng thành lập các đoàn kiểm tra, nhắc nhở các hộ thực hiện nghiêm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, môi trường khi nuôi yến, chế biến các sản phẩm từ tổ yến. Huyện cũng hướng dẫn kỹ thuật nuôi và hỗ trợ người dân các thủ tục để được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP”.

Còn ông Nguyễn Thanh Quang-Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ayun Pa thì cho hay: “Ayun Pa là một trong những địa phương tiên phong phát triển nghề nuôi chim yến lấy tổ. Nghề này giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập, trong đó, nhiều hộ có thu nhập rất cao. Thị xã hiện có 4 sản phẩm yến sào được cấp chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh. Chúng tôi đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người dân để bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ kinh phí và thuê đơn vị tư vấn hướng dẫn thủ tục pháp lý để được công nhận sản phẩm OCOP. Hàng năm, thị xã thành lập 2 đoàn liên ngành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm để đôn đốc, nhắc nhở người dân thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy người dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi và chế biến, chưa phát hiện các sản phẩm yến giả”.

Tại huyện Đức Cơ, theo ông Nguyễn Quốc Tư-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT: Năm 2022, huyện có 2 sản phẩm yến sào ở xã Ia Dom được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Cả 2 sản phẩm này đều được huyện hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn các thủ tục liên quan để được tỉnh công nhận. Trong năm 2023, huyện dự kiến có 5 sản phẩm được công nhận đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó có sản phẩm yến sào. Do đó, địa phương sẽ hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn thủ tục cho những hộ dân đăng ký tham gia.

Để giúp người dân nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, trong đó có yến sào, theo ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2022, Sở đã tư vấn cho hơn 250 tổ chức, cá nhân về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Mặt khác, Sở cũng tổ chức 2 lớp tập huấn và hướng dẫn chủ thể làm mã vạch, truy xuất nguồn gốc, cách ghi nhãn, đóng gói hàng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, Sở cũng thành lập đoàn kiểm tra để hướng dẫn, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân nuôi yến và chế biến sản phẩm từ tổ yến trong tỉnh đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Anh Tuấn-Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ-thông tin: “Những năm gần đây, việc bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm ngày càng được quan tâm. Chúng tôi đã tư vấn cho hơn 600 tổ chức, cá nhân về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong số này có rất nhiều nhãn hiệu yến sào như: Yến sào Hồ Gia Hưng, Yến sào Lan Toàn, Yến sào Xuân Cao Nguyên… Sở cũng hướng dẫn xây dựng logo, bao bì, thực hiện truy xuất nguồn gốc, đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm yến sào. Ngoài ra, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng của Sở cũng tiếp nhận và phân tích các tiêu chí liên quan đến chất lượng sản phẩm yến sào để công bố tiêu chuẩn chất lượng, tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Sở sẽ tiếp tục hỗ trợ người nuôi yến trong những năm tới đây”.


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.