Emagazine

Liên kết sản xuất, tiêu thụ dâu tằm: Hướng phát triển kinh tế mới

E-magazine Liên kết sản xuất, tiêu thụ dâu tằm: Hướng phát triển kinh tế mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News


Cũng như nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chư Pưh, gia đình ông Lê Văn Dương (làng Ia Sâm, xã Ia Rong) gặp rất nhiều khó khăn sau khi cây hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt. Tuy nhiên, sau khi chuyển từ trồng hồ tiêu sang mô hình trồng dâu nuôi tằm (năm 2019), gia đình ông Dương từng bước vượt qua khó khăn và kinh tế ngày càng ổn định. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, giá kén liên tục tăng cao và hiện ở mức 220 ngàn đồng/kg đã mang lại thu nhập khá cao cho gia đình ông.
 

Theo ông Trương Văn Thành-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rong, Tổ hội nghề nghiệp trồng dâu nuôi tằm xã Ia Rong hiện có 20 thành viên tham gia với tổng diện tích trên 15 ha. Với giá thu mua kén hiện tại, sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục vận động các hộ dân tham gia mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm, nhất là tập trung chuyển đổi những diện tích hồ tiêu bị chết, già cỗi cho năng suất kém.

Tại huyện Chư Sê, nghề trồng dâu nuôi tằm đang phát triển khá mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian qua, nhất là thời điểm giá kén tăng như hiện nay. Anh Đặng Huy Tú-thành viên Hợp tác xã Dâu tằm tơ Chư Sê-cho biết: “Trung bình 1 ha dâu, tôi nuôi được 6 hộp tằm giống, thu được khoảng 3-3,5 tạ kén/tháng. Với giá Hợp tác xã thu mua hiện tại là 217 ngàn đồng/kg kén, sau khi trừ chi phí, tôi lãi 40-50 triệu đồng/tháng”.
 

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho hay: Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Chư Sê rất phù hợp với việc trồng dâu và nuôi tằm. Trên địa bàn huyện có 3 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ dâu tằm với quy mô hơn 100 ha, bước đầu đem lại hiệu quả. Các hợp tác xã hỗ trợ người dân trong các khâu cung cấp giống tằm, lựa chọn giống dâu, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ ứng trước đầu tư giống, nông cụ và bao tiêu đầu ra. Sản phẩm kén tằm được các cơ sở chế biến đánh giá cao về chất lượng và trực tiếp thu mua.

“Với giá cả và đầu ra ổn định, nghề trồng dâu nuôi tằm đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân trên địa bàn. Thời gian tới, huyện Chư Sê tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã cùng với các hộ dân tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó, tập trung xây dựng vùng sản xuất dâu tằm ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển nhanh và bền vững”-ông Nguyễn Văn Hợp thông tin thêm.
 

Có thể bạn quan tâm

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.