Emagazine

Sản xuất rau an toàn ở Gia Lai: Lấy uy tín giữ niềm tin-Kỳ 1: Không để "con sâu làm rầu nồi canh"

E-magazine Sản xuất rau an toàn ở Gia Lai: Lấy uy tín giữ niềm tin-Kỳ 1: Không để "con sâu làm rầu nồi canh"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 

Những năm qua, nông dân Gia Lai đã từng bước thay đổi cả về tư duy lẫn nhận thức trong sản xuất nông nghiệp sạch, nhất là đối với ngành rau củ quả. Qua đó, sản phẩm rau xanh Gia Lai ngày càng tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh cũng như vươn xa ra các nước trên thế giới.

 

Những ngày qua, dư luận cả nước khá hoang mang trước thông tin một số siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh bán rau chợ dán nhãn VietGAP. Đây là hành vi gian lận thương mại, vi phạm về ghi nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng trong cả nước. 

 

Trước thực tế trên, người dân Gia Lai cũng có tâm lý thận trọng và đặt niềm tin vào những địa chỉ cung cấp rau tin cậy. Qua ghi nhận của P.V tại các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn TP. Pleiku, các mặt hàng rau, củ có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… vẫn được người tiêu dùng tin tưởng. Chị Nguyễn Thị Niên (tổ 5, phường Trà Bá, TP. Pleiku) thường đến hệ thống Winmart+ ở gần nhà để mua rau củ, thức ăn cho gia đình. Chị tâm sự: “Tôi nghĩ rau “rởm” tràn vào siêu thị chỉ là một “góc khuất” nhỏ của việc kinh doanh ở một số doanh nghiệp. Tôi vẫn tin các mặt hàng rau tươi ở siêu thị được kiểm soát chặt chẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sạch, an toàn cho bữa cơm gia đình. Qua đây, tôi cũng mong các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát quy trình sản xuất cũng như chuỗi cung ứng để sản phẩm rau đến tay người tiêu dùng bảo đảm an toàn thực phẩm”.

 

Hiểu được vai trò là “cầu nối” giữa nông dân với người tiêu dùng, Siêu thị Winmart Pleiku đặc biệt chú trọng khâu kiểm soát chất lượng đầu vào của các loại rau củ. Ông Võ Ngọc Trọng-Giám đốc Winmart Pleiku-cho hay: Tất cả các mặt hàng thực phẩm tươi như rau củ quả, thịt, cá của Winmart đều được kiểm soát nghiêm ngặt đầu vào, đảm bảo an toàn nhất cho người tiêu dùng. Các loại rau khi được thu gom từ nhà cung cấp sẽ đưa về kho DC ở TP. Đà Nẵng. Tại đây, đội ngũ nhân viên tiến hành kiểm tra trực tiếp mức độ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Rau đảm bảo chất lượng mới chuyển đến các siêu thị để bày bán.

 
 

Còn ông Bùi Quốc Bình-Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Pleiku cũng khẳng định: Các mặt hàng thực phẩm nói chung và rau củ nói riêng đều được đơn vị kiểm soát chặt chẽ ở các khâu trước khi đến tay người tiêu dùng. Do đó, thông tin rau chợ dán nhãn VietGAP vào siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh mà báo chí nêu không ảnh hưởng đến đơn vị, hoạt động kinh doanh của Co.op Mart Pleiku vẫn rất tốt.

 

“Định kỳ, đội ngũ chuyên viên quản lý chất lượng của đơn vị sẽ khảo sát trực tiếp tại vùng trồng của nhà cung cấp nhằm đánh giá chất lượng nguồn đất, nước; đồng thời, kiểm tra nhật ký canh tác, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cùng các hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đảm bảo quá trình trồng trọt, thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn đã cam kết. Song song với đó, Siêu thị cũng đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, trang-thiết bị nhà xưởng sơ chế cũng như rà soát quá trình tiếp nhận, phân loại, sơ chế, đóng gói của các nhà cung cấp đối với từng lô hàng nhằm đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng, đúng nguồn gốc xuất xứ. Ngoài việc kiểm soát trực tiếp tại nhà cung cấp, đơn vị chủ quản cũng thường xuyên lấy mẫu ngẫu nhiên hàng hóa đang kinh doanh tại Siêu thị, các điểm bán, bao gồm Siêu thị Co.op Mart để kiểm định, phân tích chất lượng tại trung tâm kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước chỉ định”-Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Pleiku thông tin.

 
 

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ An Trường Phát là đơn vị tiên phong tại huyện Đak Pơ đứng ra liên kết với người dân sản xuất rau an toàn cung ứng cho các tỉnh, thành trong cả nước, nhất là TP. Hồ Chí Minh. Ngay từ khi đứng ra thành lập HTX, bà Nguyễn Tuyết Hoa-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX-xác định phải đặt sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu. Do đó, HTX xây dựng và hình thành chuỗi liên kết sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ từ khâu chăm sóc, bón phân, thu hoạch, bảo quản. Đặc biệt, HTX tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm mà ưu tiên dùng thuốc trừ sâu sinh học, có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Vì vậy, dù chịu tác động xấu từ thông tin rau chợ dán nhãn VietGAP vào siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh (thị trường chủ yếu của HTX) nhưng sản phẩm rau của HTX vẫn không có đủ để cung ứng cho thị trường.

 
 

Do đó, không để “con sâu làm rầu nồi canh”, bên cạnh việc chúng tôi tự kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm thì ngành chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng như minh bạch hóa thông tin, tạo uy tín cho rau Gia Lai. 

 

Theo ông Hoàng, canh tác rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình. Mỗi công đoạn chọn giống, làm đất, chăm bón đều phải được ghi chép, theo dõi cụ thể, chi tiết. Rau củ trước khi thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly 15 ngày. Đặc biệt, người trồng phải tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật bị cấm dùng cho rau. Chúng tôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng trọt nên rất tự tin vào sản phẩm cung cấp cho thị trường, đặc biệt là cho hệ thống siêu thị. Hiện tại, trên địa bàn TP. Pleiku, Công ty hợp đồng cung cấp rau sạch cho Siêu thị Co.op Mart và Winmart. Ngoài cam kết chung, mỗi lô rau được gửi đi cho các siêu thị đều được lưu mẫu kiểm nghiệm. Không chỉ vậy, trước khi hợp tác, mỗi siêu thị đều cử nhân viên đến trực tiếp tìm hiểu, theo dõi quy trình, kiểm tra trực tiếp chất lượng sản phẩm rau.

 
 

Dù Gia Lai chưa có tình trạng rau chợ dán nhãn VietGAP vào siêu thị nhưng ông Võ Ngọc Trọng cũng mong muốn ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc để tạo niềm tin cho người tiêu dùng và cả người sản xuất.

 

“Winmart tự tin cung cấp đến khách hàng các sản phẩm rau xanh đảm bảo sạch, an toàn bởi phần lớn rau được trồng và cung ứng bởi Công ty cổ phần WinEco Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, WinEco sớm áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để cung cấp rau củ quả sạch cho thị trường theo chuẩn hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP trên quy mô lớn. Thương hiệu này chọn 3 đối tác Netafim (Israel), Kubota (Nhật Bản) và Teshuva Agricultural Projects-TAP (Israel) để nhập khẩu công nghệ sản xuất nông sản sạch với tổng trị giá trên 1.000 tỷ đồng. Hiện nay, WinEco là nhà phân phối độc quyền cho gần 3.000 siêu thị Winmart+, Winmart trên toàn quốc, trong đó có Winmart Pleiku”-ông Trọng nói.

 
 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.
Khởi nghiệp từ “tài nguyên” bản địa

E-magazineKhởi nghiệp từ “tài nguyên” bản địa

(GLO)- Bằng tình yêu văn hóa truyền thống, chị Rơ Mah H’Dịu-Bí thư Đoàn xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) và chị Trịnh Thị Phượng-giảng viên Trường Cao đẳng Gia Lai đã có những dự án khởi nghiệp từ chính sản phẩm đặc trưng của quê hương.