Emagazine

Pleiku triển khai giải pháp chống ngập cục bộ

E-magazine Pleiku triển khai giải pháp chống ngập cục bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Theo ông Phạm Thế Tâm-Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku, từ năm 2020 đến nay, thành phố đã dành hơn 835,1 tỷ đồng để đầu tư 32 công trình hạ tầng giao thông, thoát nước. Đến nay, tổng chiều dài đường cống thoát nước chính toàn thành phố là 218,7 km. Trong đó, 63 tuyến đường được đầu tư hệ thống cống tròn có khẩu độ 80-100 cm với tổng chiều dài gần 92 km; 67 tuyến đường có hiện trạng mương xây cũ với chiều dài gần 127 km; 109 tuyến đường chưa được đầu tư hệ thống thoát nước. Để hạn chế tình trạng ngập lụt đô thị, hàng năm, trước mùa mưa bão, Phòng Quản lý đô thị phối hợp với Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai thường xuyên kiểm tra công tác nạo vét bùn đất, khơi thông cửa thu, hố ga trên các tuyến đường. Đồng thời, thực hiện bổ sung mương dẫn thoát nước và mở rộng cửa thu nước tại một số khu vực có nguy cơ xảy ra ngập cục bộ.

 

Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu nên vài năm trở lại đây, nhiều tuyến đường như: Cách Mạng Tháng Tám, Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Lê Lợi, Lê Duẩn, Âu Cơ, An Dương Vương… thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt khi xuất hiện những trận mưa lớn. Tình trạng này ảnh hưởng tới môi trường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cũng như đời sống của người dân. Mới đây, do ảnh hưởng bởi các cơn bão số 4, 5, những trận mưa lớn trên địa bàn thành phố đã khiến một số khu vực bị ngập sâu trong nước. Tuy không có thiệt hại về người nhưng ngập lụt đã làm hư hỏng một số vật dụng sinh hoạt của người dân.

 

Tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám dù được đầu tư khá đồng bộ hệ thống thoát nước nhưng khi có mưa to kéo dài vẫn bị ngập cục bộ. Ông Võ Công Chánh (tổ 4, phường Hoa Lư) cho hay: “Mỗi lần mưa lớn, khu vực đường Cách Mạng Tháng Tám trước nhà tôi lại bị ngập nước. Có những trận mưa, nước dâng cao gần hết thành dải phân cách, tràn lên vỉa hè. Nhiều xe đi qua bị chết máy phải dắt bộ. Sau khi trời tạnh tầm 15-20 phút thì nước rút dần, để lại đất đá trên mặt đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhất là vào buổi tối”. Tương tự, nhiều năm nay, đường An Dương Vương cũng thường xuyên xảy ra ngập lụt cục bộ khi có mưa lớn. Ông Trương Công Biên (tổ 3, phường Thắng Lợi) cho hay: “Do đường không có cống thoát nước nên thường xuyên xảy ra ngập lụt. Nhiều hộ dân sống trên tuyến đường này phải đắp gờ xi măng trước nhà để tránh nước mưa tràn vào. Chúng tôi mong muốn thành phố đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống thoát nước để người dân đỡ vất vả mỗi khi vào mùa mưa”.

 
 
 

Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku, do hệ thống thoát nước chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ dẫn đến khi mưa lớn, lượng nước tập trung nhiều về các điểm trũng thấp, gây quá tải hệ thống thoát nước dẫn đến ngập cục bộ. Cùng với đó, các cửa thu trên một số tuyến đường bị tắc nghẽn gây ngập cục bộ một số vị trí. Hệ thống cửa thu nước tại một số tuyến đường như: Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Cách Mạng Tháng Tám... có kích thước nhỏ, không đáp ứng nhu cầu thoát nước, nhất là tại các vị trí trũng thấp.

 

“Trước mắt, để chống ngập trong mùa mưa bão năm nay, Phòng Quản lý đô thị tiếp tục phối hợp với UBND các xã, phường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không để rác tại các cửa thu nước tránh gây tắc nghẽn và làm giảm khả năng thu nước tại các tuyến đường. Đồng thời, phối hợp với Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai rà soát, kiểm tra, khơi thông cửa thu nước bị tắc nghẽn trên các tuyến đường nhằm đảm bảo thoát nước”-ông Tâm thông tin thêm.

 

Trao đổi với P.V, ông Đặng Toàn Thắng-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho rằng: Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì việc quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị là hết sức cần thiết. Trong đó, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật nói chung, quy hoạch cốt nền và thoát nước mặt đô thị nói riêng cần được chú trọng từ giai đoạn lập quy hoạch đến giai đoạn triển khai xây dựng. Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nhanh chóng hoàn thiện các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố để có cơ sở triển khai đồng bộ các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo xử lý thoát nước cho từng khu vực và toàn thành phố. Đồng thời, chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thi công hoàn thành các công trình đầu tư xây dựng, xử lý thoát nước đã được thành phố giao kế hoạch thực hiện trong năm 2022. Các công trình sau khi hoàn thành sẽ góp phần xử lý tình trạng ngập úng cục bộ tại một số điểm dân cư.

 
 

“Ủy ban nhân dân các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tự khơi thông cống rãnh, mương thoát nước trên các tuyến đường do địa phương quản lý; tăng cường công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng, kiên quyết xử lý các trường hợp xây dựng trái phép, lấn chiếm gây ảnh hưởng đến dòng chảy”-Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết thêm.

 
 

 

Có thể bạn quan tâm

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.