Emagazine

Xây dựng thương hiệu nhãn Kông Chro

E-magazine Xây dựng thương hiệu nhãn Kông Chro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Lý giải về việc chọn cây nhãn để phát triển kinh tế gia đình, anh Trịnh Tuấn Anh-Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Kông Yang-cho biết: Năm 2014, khi đến nhà bạn ở huyện Kbang, anh thấy giống nhãn T6 cho năng suất cao, giá cả lại ổn định. Vì thế, anh mua 100 cây nhãn giống T6 về trồng thử nghiệm. Sau một thời gian, nhận thấy cây nhãn sinh trưởng tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, anh quyết tâm tìm tòi học kỹ thuật để mở rộng diện tích. Sau đó, gia đình anh chuyển đổi hơn 4 ha mía, mì sang trồng nhãn và na Thái.

 

Theo anh Trịnh Tuấn Anh, cây nhãn trồng 3-4 năm thì cho thu hoạch. Trung bình 1 ha nhãn cho thu hoạch 10-15 tấn quả/vụ, giá bán khoảng 30 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình đạt lợi nhuận hơn 200 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân trong vùng tìm đến anh học hỏi và chuyển đổi sang trồng nhãn. Nhờ đó, nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên khá giả.

Năm 2020, khi diện tích nhãn trong vùng tăng mạnh, chính quyền địa phương phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện thành lập Nông hội trồng cây ăn quả xã Kông Yang.

 

Nhờ trồng nhãn, nhiều hộ ở Kông Yang đã vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu. Điển hình như gia đình ông Hoàng Đình Dũng (thôn 2) từng có thời gian dài trồng mía nhưng không hiệu quả, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần. Sau đó, ông chuyển đổi 1,5 ha mía sang trồng 260 cây nhãn giống T6. Ông Dũng cho hay: “Năm nay, nhãn được mùa, nhiều cây cho thu hoạch gần 1 tạ quả. Với giá thời điểm hiện tại là hơn 30 ngàn đồng/kg, gia đình ước thu về khoảng 200 triệu đồng. Nếu so với trồng mía thì cây nhãn có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều. Gia đình tôi sẽ tiếp tục chuyển đổi những diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng nhãn”.

 
 

Theo anh Trịnh Tuấn Anh, sau nhiều năm, huyện Kông Chro đã tạo dựng được vùng chuyên canh nhãn ổn định, nhiều doanh nghiệp, thương lái tìm đến thu mua và đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm. Trong khi đó, Nông hội không đủ pháp lý để đứng ra ký hợp đồng cho người dân. Từ đó, anh quyết định thành lập HTX Nông nghiệp và dịch vụ Kông Yang để sản phẩm nhãn được tiêu thụ ổn định hơn. Tuy nhiên, trăn trở lớn nhất của người dân Kông Chro là cây nhãn T6 chưa có thương hiệu nên chịu nhiều thua thiệt trên thị trường.

 

Trước thực tế đó, anh Trịnh Tuấn Anh quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây nhãn T6 của huyện Kông Chro thông qua việc đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Được sự hỗ trợ của các phòng, ban chuyên môn, đến nay, mọi thủ tục hồ sơ để đăng ký sản phẩm OCOP cho cây nhãn T6 đang dần hoàn thiện. Chưa dừng lại ở đó, HTX lên kế hoạch phối hợp với các ngành chuyên môn xây dựng mã vùng trồng nhằm hướng đến xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc.

 

Ông Nguyễn Quang Quốc-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho hay: Với định hướng mở rộng vùng nguyên liệu nhãn, Trung tâm đã tăng cường hỗ trợ HTX Nông nghiệp và dịch vụ Kông Yang và các nông hội về mặt kỹ thuật, xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm an toàn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.