Emagazine

Tuần văn hóa-du lịch: Hứa hẹn trải nghiệm hấp dẫn

E-magazine Tuần văn hóa-du lịch: Hứa hẹn trải nghiệm hấp dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 

Các hoạt động chính diễn ra trong Tuần văn hóa-du lịch gồm giao lưu ẩm thực vùng miền, ẩm thực đường phố; cồng chiêng đường phố, tái hiện một số nghi lễ văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Pleiku; triển lãm ảnh đẹp giới thiệu thành tựu về kinh tế, văn hóa và các danh thắng nổi bật của tỉnh; giải marathon gây quỹ “Áo ấm cho em”; hội chợ thương mại, hội thảo về sở hữu trí tuệ.

 

Giữ bản sắc trong sự phát triển của thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” là tinh thần tổng thể mà TP. Pleiku mang đến Tuần văn hóa-du lịch. Hơn 300 nghệ nhân, diễn viên của 9 xã, phường sẽ có màn trình diễn cồng chiêng trên các tuyến đường chính, mang đến bầu không khí hội hè chào mừng Tuần văn hóa-du lịch. Trong không gian của Quảng trường Đại Đoàn Kết, nghệ nhân đến từ các “làng trong phố” sẽ tái hiện một số nghi lễ văn hóa truyền thống độc đáo như: phục dựng lễ cúng nhà rông (phường Hoa Lư), lễ cưới của người Jrai (phường Đống Đa), lễ bỏ mả (phường Yên Đổ). Ngoài ra, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần, thưởng thức và trải nghiệm” sẽ đưa du khách bước vào không gian văn hóa Tây Nguyên khi được nghệ nhân hướng dẫn đánh cồng chiêng và cùng hòa vào nhịp xoang trong đêm cao nguyên huyền ảo ngay giữa trung tâm thành phố.

 

Là ngôi làng trong phố, hòa nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, lễ cưới của người Jrai ở làng Kép (phường Đống Đa) ít nhiều phôi phai các nghi thức truyền thống. Do đó, đây là dịp để các nghệ nhân tái hiện nét văn hóa độc đáo.

 

Đặc sản ẩm thực trong Tuần văn hóa-du lịch lại là cuộc hội tụ rừng-biển khi có sự tham gia của 5 tỉnh. Gian hàng ẩm thực của các tỉnh sẽ là điểm dừng chân cho những thực khách mê khám phá vùng đất qua “con đường dạ dày”. Nếu chủ nhà Gia Lai giới thiệu những đặc sản sông Sê San với các món ăn chế biến từ cá lăng, cá thác lác thì “hàng xóm” Kon Tum lại mang đến các món dinh dưỡng từ yến sào. Trong khi đó, tỉnh Đak Lak góp hương vị mới lạ với các món ăn của người Thái như nếp đục, muối chẳm chéo, bò gác bếp, cá rô phi nướng; 2 địa phương biển xanh cát trắng là Phú Yên và Bình Định sẽ mang đến những món ăn được chế biến từ cá ngừ đại dương, tôm, mực, ốc các loại.

 

Là đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tham gia gian hàng ẩm thực, ông Nguyễn Chất Sâm-Chủ farmstay Sâm Phát Ia Ly (huyện Chư Păh) cho hay: “Cá lăng là đặc sản của dòng sông Sê San, có con nặng tới vài chục ký. Loài cá này giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món, mang hương vị đặc trưng. Chúng tôi hy vọng mang đến cho du khách một trải nghiệm mới từ ẩm thực bên cạnh những món ăn quen thuộc, truyền thống lâu nay”. Ông Sâm cho biết thêm, sự kiện sẽ tiếp thêm sinh khí cho hoạt động du lịch, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người dân, du khách và các đối tác.

 

Vùng đất Gia Lai giàu sản vật và tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến cũng là thông điệp của Tuần văn hóa-du lịch. Tại sự kiện này, Sở Công thương sẽ tổ chức trên 100 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Đây là một chỉ dẫn thú vị về bức tranh kinh tế nông nghiệp của vùng đất Gia Lai giàu tiềm năng.

 

Ông Nguyễn Nam Hải-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ-cho biết: Trong khuôn khổ Tuần văn hóa-du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ công bố quyết định và trao văn bằng chỉ dẫn địa lý “Cà phê Gia Lai”, nhãn hiệu chứng nhận “Chanh dây Gia Lai”, “Chôm chôm Ia Grai”; trao giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Phở khô Gia Lai” cho các tổ chức, cá nhân. Sở cũng tổ chức hội thảo khoa học “Thực tiễn và giải pháp thúc đẩy bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai” với những tham luận chuẩn bị công phu, giúp cho việc quản lý, khai thác, phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

 
 

Điểm nhấn của Tuần văn hóa-du lịch là Giải Marathon TP. Pleiku năm 2022 gây quỹ “Áo ấm cho em”. Giải chạy diễn ra tại khu vực bờ kè suối Hội Phú với 2 cự ly 10 km và 5 km. Đặc biệt, Ban tổ chức sẽ sử dụng hệ thống tính giờ điện tử (chip time) giúp trọng tài theo dõi, đánh giá thành tích các vận động viên nhanh chóng, chính xác. Chị Ngô Thị Cẩm Anh-Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia Lai marathon, thành viên Ban tổ chức-cho biết: Trước hết, đây là một giải chạy với tinh thần cao cả là làm thiện nguyện. Toàn bộ số tiền gây quỹ dùng để mua áo ấm cho trẻ em nghèo trong tỉnh. Đây cũng là cơ hội để nhìn nhận, đánh giá sự phát triển của phong trào chạy bộ tại địa phương thời gian qua. Theo Ban tổ chức, số vận động viên đăng ký vượt xa so với dự kiến với gần 700 người đăng ký chạy để gây quỹ “Áo ấm cho em”, trong đó có nhiều chân chạy đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.

 
 

Ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-nhận định: Tuần văn hóa-du lịch hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách một điểm đến vui chơi, thưởng thức các sản vật địa phương vào dịp cuối năm. Sự kiện này sẽ tạo đà cho bức tranh du lịch tỉnh nhà trong năm 2023 khởi sắc hơn.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.