Phát động chương trình 'Vì mái trường xanh' thu gom rác gây quỹ học bổng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại lễ phát động chương trình “Vì mái trường xanh” lần thứ 2, năm học 2020 - 2021, tại Hà Nội, Hội đồng Đội T.Ư cho biết chương trình sẽ thu gom rác thải nhựa, gây quỹ học bổng cho các em học sinh khó khăn.

Học sinh Hà Nội tham gia chương trình ẢNH NHẬT NAM
Học sinh Hà Nội tham gia chương trình ẢNH NHẬT NAM
Ngày 21.1, tại Hà Nội, Hội đồng Đội T.Ư đã phát động chương trình “Vì mái trường xanh” lần thứ 2, năm học 2020 - 2021. Ban tổ chức cho biết, chương trình được tổ chức với mục đích gây quỹ, trao học bổng cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học, thông qua hoạt động phân loại rác thải nhựa tái chế và các dụng cụ học tập Thiên Long đã qua sử dụng ngay tại trường.
Bên cạnh đó, chương trình “Vì mái trường xanh” còn góp phần giáo dục các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường, hình thành thói quen vứt rác đúng nơi quy định; kiến thức để phân loại rác hữu cơ, rác tái chế và các loại rác khác ngay tại địa phương. Đồng thời, thông qua chương trình phát huy tinh thần tương thân, tương ái cho các em học sinh.
Chương trình chia làm 3 giai đoạn. Ở giai đoạn phát động và tuyên truyền, Tập đoàn Thiên Long, nhãn hàng Điểm 10 và Ban tổ chức trao tặng cho các trường một “Công trình Măng non” được thiết kế như một ngôi nhà nhỏ sinh động, có chi tiết và màu sắc phù hợp với lứa tuổi học đường, tác động tích cực đến cảm quan của các bạn nhỏ.

Công trình Măng non được Ban tổ chức trao tặng cho Trường tiểu học Dịch Vọng A (Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội) ẢNH NHẬT NAM
Công trình Măng non được Ban tổ chức trao tặng cho Trường tiểu học Dịch Vọng A (Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội) ẢNH NHẬT NAM
Công trình gồm hai ngăn đựng riêng biệt bao gồm: ngăn đựng rác thải nhựa tái chế như túi nhựa, hộp nhựa, hộp sữa… và ngăn đựng các sản phẩm Thiên Long đã qua sử dụng. Từ những sản phẩm mà các em học sinh đóng góp vào “Công trình Măng non”, Thiên Long tiến hành trao tặng học bổng để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn luôn biết phấn đấu, vươn lên trong học tập. Dự kiến tổng giá trị học bổng toàn chương trình sẽ lên đến 225 triệu đồng.
Mở rộng thêm 5 trường tại Hà Nội
Ban tổ chức cho biết, với những thành công ở năm đầu tiên, chương trình năm nay được nhân rộng đến 30 trường tiểu học và trung học cơ sở, lan tỏa đến khắp ba miền Bắc, Trung, Nam trên cả nước.
Riêng với lần phát động này tại Hà Nội, bên cạnh 10 trường tiểu học và trung học cơ sở đã tham gia hưởng ứng ở mùa đầu tiên, chương trình sẽ được triển khai mở rộng cho 5 trường học, nhằm thu hút nhiều giáo viên và học sinh cùng biết đến thông điệp bảo vệ môi trường và tham gia phân loại rác thải.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó trưởng Ban Công tác thiếu nhi T.Ư Đoàn Lê Anh Quân khẳng định, chương trình “Vì mái trường xanh” không chỉ là cuộc hưởng ứng của các em thiếu nhi chống lại tác hại của rác thải nhựa mà còn là dịp để các bạn nhỏ phát huy ý thức tự giác, chủ động trong hành vi và thể hiện tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng. 
Chương trình “Vì mái trường xanh” lần thứ 2, diễn ra từ ngày 29.12.2020 - 30.5.2021. Trước đó, chương trình đã được phát động tại TP.Đà Nẵng.
Theo Vũ Thơ (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.