Những người mẹ... sinh viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có những bạn gái trẻ, dù chưa sẵn sàng với cuộc sống hôn nhân, đang ngồi trên ghế giảng đường… nhưng chẳng may có thai ngoài ý muốn, các bạn vẫn dũng cảm để làm những người mẹ sinh viên.

 

 Làm mẹ khi là sinh viên sẽ đối diện với vô vàn khó khăn - Ảnh: PHÚ QUÍ
Làm mẹ khi là sinh viên sẽ đối diện với vô vàn khó khăn - Ảnh: PHÚ QUÍ



Bế con đi học

Tìm gặp Tr.T.X.M (23 tuổi), hiện là sinh viên một trường ĐH ở TP.HCM, nghe cô kể về câu chuyện làm mẹ đứa bé gần 2 tuổi.

M. cho biết cuối năm thứ 3 đại học khi chuẩn bị bước vào giai đoạn thực tập để tốt nghiệp thì chị nhận được tin mình mang thai được 5 tuần. Chị quyết định bảo lưu kết quả học tập, vấp phải rất nhiều sự dị nghị từ những người xung quanh và phản đối từ gia đình. Nhất là từ phía gia đình chị, một gia đình gia giáo và truyền thống, thật khó để chấp nhận con gái của mình mang thai khi vẫn còn đang đi học. Chị và người yêu đã quyết định đến bệnh viện để bỏ đi đứa bé.


 

Giờ đây M. hạnh phúc vì có con bên cạnh - Ảnh: PHÚ QUÍ
Giờ đây M. hạnh phúc vì có con bên cạnh - Ảnh: PHÚ QUÍ





Đến bệnh viện thì M. đột ngột quay lưng bỏ ra về, quyết định giữ lại đứa trẻ vì lương tâm của một người mẹ không cho phép M. làm vậy. M. chia sẻ: “Nhìn xuống cái bụng đang nhô lên, tâm trí mình lúc đó chỉ quẩn quanh mấy chữ là phải nuôi con”. May mắn thay là người yêu cũng ủng hộ quyết định đó. Cuối năm 2018, một đám cưới nhỏ đã diễn ra trở thành chỗ dựa tinh thần cho M.

Quyết định giữ lại đứa bé cũng chính là quyết định đương đầu với vô vàn khó khăn mà M. phải trải qua. M.cùng chồng thuê nhà sống tại TP.HCM và mọi chi phí chi tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. “Có lúc trong túi hai vợ chồng chỉ còn đúng 20.000 đồng, phải đi mượn tiền để mua sữa cho con”. Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng M. chưa bao giờ cảm thấy hối hận vì đã quyết định giữ lại bé B., con gái đầu lòng của M.

Sau khi con được 1 tuổi, M. quyết định quay lại trường học, vừa đi học vừa chăm con quả là một công việc không mấy dễ dàng. Ban ngày học ở trường đến tối về nhà chăm con, lo việc nhà. Đôi lúc, M. cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thậm chí có lúc muốn buông xuôi nhưng nhìn gương mặt con thì M. lại có động lực tiếp tục làm việc. Chỉ mới 17 tháng tuổi nhưng bé B. rất khôn ngoan và lanh lợi.

“B. ngoan và biết nghe lời mẹ quá chừng, tắm xong là tự động lấy đồ bẩn bỏ vào thau. Chắc biết mẹ khổ nên bé ít quấy, mình cũng đỡ được phần nào”, M. nói.

Vì bé còn nhỏ, chồng lại đi làm không ai trông nên M. bồng con lên lớp học. Nhìn M. dắt bé Bin chạy lon ton trong sân trường không ai nghĩ người phụ nữ bé nhỏ ấy đã phải kiên cường như thế nào để vượt qua mọi định kiến, khó khăn để đi đến được ngày hôm nay. M. luôn tâm niệm trong lòng: “Con cái là món quà trời ban, mình phải trân trọng...”.

“Tôi biết ơn con mình…”

Hoàn cảnh của người mẹ sinh viên T.M.H lại là một câu chuyện khác. H. có thai ngay trước kỳ thi đại học khi cả chị và người yêu còn quá nhỏ tuổi để chịu trách nhiệm cho một việc lớn lao như vậy. H. nghẹn ngào khi kể lại chuyện quá khứ: “Bố của tôi đã gần như phát điên khi biết tin tôi mang thai, gia đình bạn trai từ chối trách nhiệm. Mẹ ôm tôi khóc rồi cùng tôi rời quê, vào Hà Nội sinh bé Bống để thoát khỏi những lời dị nghị của bà con lối xóm xung quanh”.

H. cho biết thời gian mang thai bé B., H. đã khóc rất nhiều nhưng cái thai trong bụng và mẹ ruột chính là động lực để chị tiếp tục chiến đấu với cuộc sống.

Dẫu có nhiều vất vả, nhưng những người mẹ... sinh viên vẫn cố gắng làm tốt nhất vai trò của mình - Ảnh: PHÚ QUÍ
Dẫu có nhiều vất vả, nhưng những người mẹ... sinh viên vẫn cố gắng làm tốt nhất vai trò của mình - Ảnh: PHÚ QUÍ




Năm 2018, chị H. quyết tâm ôn thi lại đại học với ước muốn kiếm một công việc đàng hoàng để cho bé B. một cuộc sống tốt hơn. Nói là làm chị vừa chăm con vừa học bài, những đêm thức tới sáng vì con quấy chẳng học được chữ nào. Người ta làm mẹ khổ 1 thì chị khổ 10. Nhưng cuối cùng mọi công sức của chị đã được đền đáp, hiện tại chị đang là sinh viên năm hai của một trường ĐH. Từ đây, cuộc sống của chị bước sang một trang mới hơn, cực khổ hơn khi vừa phải đi học vừa đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí và nuôi bé B.

Trong vòng một năm, chị H. đã trải qua vô số nghề như rửa bát trong nhà hàng, phát tờ rơi, phụ bếp, thậm chí chị bế cả bé B. để làm bảo vệ tại một cửa hàng vì không ai trông bé. Cuộc sống hiện tại dù có khó khăn nhưng chị H. luôn tươi cười khi nhắc về B. và về người mẹ của mình.

“Tôi biết ơn mẹ, biết ơn B. vì nếu không có họ có lẽ sẽ chẳng có tôi mạnh mẽ và kiên cường của hôm nay”, H. nói.

Chuyện của M., của H. chỉ là một trong những người mẹ sinh viên mạnh mẽ. Không phải ai cũng can đảm để chịu trách nhiệm trước một sinh mệnh bé nhỏ, nhất là khi họ là những người phụ nữ chưa sẵn sàng để bước vào đời. Và giờ đây, họ đang hạnh phúc với quyết định giữ và sinh đứa con của mình chào đời.

Theo Phú Quí (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.