Emagazine

Những làng hoa ven đô Pleiku

E-magazine Những làng hoa ven đô Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Xã An Phú được thành lập năm 1978 trên cơ sở sáp nhập 2 xã Phú Thọ và An Mỹ, cách trung tâm TP. Pleiku 12 km về phía Đông. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước và hoa màu. An Phú cũng chính là vùng đất đầu tiên phát triển nghề trồng hoa để đặt nền móng cho sự hình thành của các làng hoa tại TP. Pleiku sau này.

 

Không ai còn nhớ chính xác thời điểm khởi phát nghề trồng hoa trên đất An Phú. Nhưng theo lời kể của ông Nguyễn Sơn (66 tuổi, thôn 4, xã An Phú), người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này và có thâm niên gần 20 năm trong nghề thì: Sau ngày giải phóng, người dân từ Bình Định, Quảng Ngãi lên đây định cư. Mỗi dịp lễ, Tết, người dân thường để những chậu hoa cúc (giống cúc Đà Lạt), vạn thọ, lay ơn… dọc hai bên cổng nhà. “Hồi đó, ở đây đất rộng người thưa, trong thôn chỉ có vài chục gia đình, chủ yếu là trồng lúa và các loại rau màu. Việc trồng hoa chỉ để thưởng lãm và đáp ứng nhu cầu cá nhân riêng lẻ chứ vì mục đích kinh doanh thì hầu như chưa có”-ông Sơn hồi nhớ.

 

Từ việc trồng hoa để thưởng lãm, đến khoảng năm 1993, khi người dân từ các tỉnh đồng bằng lên lập nghiệp và định cư ở TP. Pleiku đông hơn, nhu cầu về các loại hoa tươi trong các dịp lễ, Tết ngày càng cao, một số người dân xã An Phú đã nhanh nhạy nắm bắt cơ hội, chuyển hướng sang trồng hoa. Ông Sơn kể: “Khi đó, tôi là Đội trưởng Đội sản xuất của Hợp tác xã số 2 An Phú. Lúc này, toàn xã đã có hơn 50 hộ trồng hoa, chủ yếu là các giống cúc, lay ơn, vạn thọ để phục vụ nhu cầu người dân thành phố dịp lễ, Tết”.

 

Đến bây giờ, xã An Phú được xem là vựa hoa lớn nhất của TP. Pleiku với 135 hộ chuyên trồng hoa trên diện tích hơn 45 ha.

Sau làng hoa An Phú, một số người dân xã Chư Á, Trà Đa và phường Thắng Lợi cũng học hỏi kinh nghiệm, chuyển dần sang trồng hoa. Cứ thế, số hộ theo nghề trồng hoa ngày càng đông hơn. Từ năm 2006 đến nay, tại các xã, phường này đã hình thành thêm những làng hoa mang nét đặc trưng của từng địa phương. Ông Trần Hải Giang-Chủ tịch Hội Nông dân phường Thắng Lợi-thông tin: Từ năm 2006, các hội viên nông dân tại tổ dân phố 1, 3 và 8 bắt đầu trồng hoa cúc, lay ơn. Nhận thấy việc trồng hoa mang lại thu nhập cao, bà con nông dân liên tục mở rộng diện tích. Từ 2 hộ dân trồng hơn 1.000 chậu cúc Tết, đến nay, phường có 7 hộ chuyên trồng cúc với hơn 10.000 chậu. Diện tích trồng hoa lay ơn phục vụ Tết cũng được nhân rộng từ khoảng 5 sào lên gần 5 ha của hơn chục hộ.

Những năm gần đây, nhận thấy nghề trồng hoa mang lại lợi nhuận cao hơn so với cây lúa, nhiều nông dân ở xã Trà Đa đã mạnh dạn cải tạo đất trồng hoa lay ơn phục vụ thị trường Tết.

 

Là hộ đầu tiên trồng hoa tại xã Trà Đa, ban đầu ông Bạch Hương gặp không ít khó khăn do chưa nắm bắt được quy trình kỹ thuật chăm sóc. Nhưng sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm, ông cũng thu được thành công. Sau hơn 2 tháng chăm sóc, ông thu lãi hơn 12 triệu đồng từ việc bán hoa lay ơn. Thấy trồng lay ơn mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ông Hương mở rộng diện tích trồng loại hoa này.

Sau thành công của ông Bạch Hương thì giống hoa lay ơn cũng chính thức bén duyên với vùng đất Trà Đa. Người dân liên tục mở rộng diện tích trồng hoa để vùng đất ven đô này trở thành làng hoa mới ở TP. Pleiku.

 
 

Khoảng 15 năm trở lại đây, nghề trồng hoa trên địa bàn TP. Pleiku đã chuyên nghiệp hơn cả về thời vụ và chủng loại. Trong đó, nhiều hộ chủ yếu tập trung vào các loại hoa phục vụ Tết Nguyên đán như: cúc pha lê, cúc đại đóa, lay ơn, hoa huệ… Vào thời điểm này, hầu hết người dân các làng hoa đã tất bật chuẩn bị đất và xuống giống cho vụ Tết.

Đang cặm cụi chăm sóc từng chậu cúc xuống giống, ông Bùi Văn Đại (tổ 4, phường Thắng Lợi) cho biết: Trước đây, cúc phải gieo bằng hạt. Nhưng bây giờ, các nhà vườn đều lấy phôi cây giống từ Đà Lạt về trồng. Nghề trồng cúc bán Tết vất vả và mất rất nhiều công sức đầu tư. Để chuẩn bị cho một vụ hoa Tết, từ tháng 4, tháng 5 đã phải làm chậu, đến tháng 6-7 làm đất và tháng 8 âm lịch bắt đầu xuống giống. Cúc trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý.

 

“Năm nay, gia đình tôi trồng 700 chậu cúc pha lê và cúc đại đóa. Dù chỉ vừa trồng nhưng đã có thương lái đến đặt hàng”-ông Đại cho hay.

Ông Hoàng Minh Ngọc (tổ 8, phường Thắng Lợi) có hơn 11 năm trong nghề trồng hoa cúc bán Tết với số lượng được xem là lớn nhất ở TP. Pleiku. Ông chia sẻ: Công việc trồng hoa rất vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù. Nhưng bù đắp cho những nhọc nhằn của người nông dân khi trồng và chăm hoa chính là hiệu quả kinh tế mang lại. Nhờ biết cách điều chỉnh cho hoa nở đúng vụ, giữ màu hoa tươi sáng, lâu tàn nên cúc của ông được khách hàng rất ưa chuộng. Vụ Tết 2022, vườn cúc mang về cho gia đình ông gần 500 triệu đồng.

Theo ông Ngọc, trung bình hàng năm, gia đình ông trồng 3.000-4.000 chậu cúc pha lê và cúc đại đóa. Hoa đều được các thương lái từ Đak Lak, Kon Tum, Bình Định đặt hàng từ trước. 

 

Cũng đã hơn 10 năm gắn bó với nghề trồng hoa, ông Đoàn Khắc Châu (thôn 1, xã Trà Đa) cho biết: Sau nhiều năm trồng cà phê nhưng thu nhập không đáng kể nên ông phá bỏ chuyển sang trồng các loại rau màu và hoa. “Thấy được hiệu quả kinh tế của nghề trồng hoa nên gia đình tôi đã cải tạo mảnh vườn hơn 5 sào để trồng lay ơn. Mỗi sào hoa ngoại thì mua giống hết 30 triệu đồng, chưa tính công đầu tư, còn hoa thường thì 13-14 triệu đồng/sào. Sau khi trừ chi phí, hàng năm, vườn hoa lay ơn mang về cho gia đình tôi nguồn thu gần 150 triệu đồng”-ông Châu cho biết.

Năm nay, nắm bắt nhu cầu thị trường, người dân vùng ven TP. Pleiku đã chọn lọc những loại hoa phù hợp để gieo trồng nhằm cung ứng cho thị trường Tết. Bên cạnh các loại hoa truyền thống như: cúc, lay ơn... người dân còn trồng thêm hoa hồng, hoa ly với mong muốn thời tiết thuận lợi, giá cả ổn định để có thu nhập, cải thiện cuộc sống.

 

 
 

Có thể bạn quan tâm

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.