Mang Yang: Ra mắt Câu lạc bộ "Nói không với tảo hôn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mang Yang vừa ra mắt Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn” tại làng Hlim (xã Lơ Pang). Đây là câu lạc bộ thứ 9 do Hội thành lập nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa và từng bước đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống trên địa bàn.
Câu lạc bộ được thành lập nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn trên địa bàn
Câu lạc bộ được thành lập nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Mang Yang. Ảnh: Hồng Thương
Câu lạc bộ có 30 thành viên, định kỳ 3 tháng sinh hoạt 1 lần hoặc đột xuất, hoặc lồng ghép trong các buổi sinh hoạt, tọa đàm, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phổ biến pháp luật. Thông qua hoạt động của Câu lạc bộ, các thành viên được giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Đồng thời, được tuyên truyền và tư vấn về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.
HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.