Hãy nghe trẻ em nói!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- “Thiếu niên nói” là chương trình truyền hình thực tế trên VTV3. Chương trình mang đậm tính định hướng, giáo dục và thu hút sự quan tâm của khán giả. Trước sự chứng kiến của bạn bè, người thân, mỗi em học sinh tự kể lại câu chuyện của mình và nói lên những suy nghĩ, cảm xúc vốn được giấu kín trong lòng. 
1. Tôi đã bật cười khi nghe cậu học trò giải thích lý do vì sao mình không thể diễn đạt trôi chảy bằng tiếng Việt và trở thành “cây hài” của lớp. Cha cậu từng du học ở Malaysia nên nói tiếng Malaysia, ông thì nói tiếng Pháp, còn mẹ là giáo viên tiếng Anh. Cậu kể, có lần nói với mẹ là: “Mẹ ơi, ông Walt Disney đã nhiều lần bị “sảy thai” thay vì muốn nói nhiều lần bị “sa thải”. Cậu bé cũng thành thật chia sẻ mình đang cố gắng mỗi ngày để nói tiếng Việt tốt hơn.
Ngoài những giây phút hài hước, khoảnh khắc hồn nhiên của lứa tuổi học trò, không ít khán giả phải rơi nước mắt trước những câu chuyện “chưa bao giờ” kể của các em. Đó là khi các em lần đầu tiên thể hiện tình cảm, nói lời cảm ơn dành cho cha mẹ, thầy cô; là những câu nói, sự việc vô tình đem lại sự tổn thương đối với bạn bè suốt những năm tháng sau này. Có cả khúc mắc giữa cha mẹ và con cái, những nghi kỵ giữa cô giáo và học trò, rồi mâu thuẫn giữa các thành viên trong lớp. Tôi đã rất cảm phục một cô bé lớp 11 dám đứng trước các bạn lớp mình và hỏi: “Tại sao các bạn không thích mình?”. Hoàn thiện bản thân để mong muốn nhận được nhiều sự quan tâm, đồng hành của người thân, bạn bè là nhu cầu chính đáng của mỗi đứa trẻ. Do đó, sau bao dồn nén, khi đứng trên bục của chương trình “Thiếu niên nói”, cô bé ấy đã thẳng thắn đặt câu hỏi và các bạn cũng đã giải thích cho cô bé hiểu. Sau đó, mọi thành viên trong lớp đã có sự đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.
2. Một lần, tôi xem 1 clip ngắn được đăng tải trên nhóm kín của một trường THCS trên địa bàn TP. Pleiku. Giữa rừng thông, các em học sinh 13-14 tuổi đang vây quanh xem 2 bạn nữ đánh nhau. Mặc cho 2 nữ sinh ra sức lao vào nhau cào cấu, bứt tóc, xé toạc cả áo quần, đám đông xung quanh vẫn chỉ đứng nhìn. Không ai quan tâm giữa 2 bạn đã có mâu thuẫn gì, cũng không muốn can thiệp giải quyết mâu thuẫn ấy.
Tôi không biết 2 cô bé ấy đã từng thẳng thắn nói chuyện nghiêm túc với nhau về mối bất hòa của mình hay chưa. Nhưng xem thái độ hung hăng ấy, tôi nghĩ, nếu có, với cách diễn đạt không thiện chí, không muốn giảng hòa thì cuộc nói chuyện giữa 2 người sẽ nhanh chóng kết thúc bằng cuộc ẩu đả như trên. Đáng buồn hơn khi cha mẹ của các em không hề biết đứa con vốn ngoan ngoãn, hiền lành ở nhà, lại có hành động bạo lực hoặc bị bạo lực khi ở ngoài. Họ sẽ cảm thấy thế nào khi nhìn thấy clip ấy? Giá như các con ở nhà được nói chuyện nhiều hơn với cha mẹ, được thoải mái bày tỏ những suy nghĩ, kể những câu chuyện dù vụn vặt, nhỏ bé về tất cả những điều xảy ra quanh mình, được nghe lời khuyên, hướng dẫn cách giải quyết từ người thân yêu nhất của mình thì sự việc đáng tiếc trên có lẽ đã không xảy ra.
3. Diễn đàn tiếp xúc, đối thoại giữa trẻ em với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền những năm gần đây được các địa phương trong tỉnh chú trọng tổ chức. Song, thực tế cho thấy, những nội dung được chuyển tải tại các buổi đối thoại đó lại gần như... rập khuôn từ địa phương này sang địa phương khác, từ năm này qua năm khác. Những vấn đề về an toàn giao thông, an ninh học đường, quyền của trẻ em… được học sinh nêu ra một cách cứng nhắc, nằm ở tầm vĩ mô khiến buổi đối thoại mang nặng tính hình thức. Theo thiển nghĩ của cá nhân tôi, điều các em muốn nói rất giản đơn, gần với cuộc sống học đường của mình nhưng lại có sức nặng, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, quá trình hình thành nhân cách. Đó là điều mà chúng ta, những bậc phụ huynh, các thầy cô, nhà trường và cả xã hội cần tích cực lắng nghe để điều chỉnh, định hướng kịp thời. Để thiếu niên dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình cũng cần rất nhiều sự cảm thông, thấu hiểu chân thành từ thế giới của người lớn.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Chàng trai nói về cách học để đạt thủ khoa kép

Nguyễn Hữu Hưng, sinh viên Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, là thủ khoa tốt nghiệp đại học toàn trường với điểm trung bình tích lũy toàn khóa 9.2/10. Trước đó, nam sinh này cũng là thủ khoa toàn quốc khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

"Đây là mùa giải yoyo cuối cùng mà Dũng tổ chức với tư cách là người độc thân". Nói đến đây, anh Lê Minh Dũng (34 tuổi), ngụ ở đường Trần Bình Trọng, P.1, Q.10, TP.HCM quỳ xuống cầu hôn bạn gái mình, trong sự vỗ tay reo hò của hàng trăm anh em yêu mến yoyo.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.