Emagazine

Hân hoan mùa Giáng sinh

E-magazine Hân hoan mùa Giáng sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Những ngày này, không khí Giáng sinh ngập tràn tại các giáo xứ trên địa bàn tỉnh. Khắp các nhà thờ, nhà giáo dân, công tác chuẩn bị đã hoàn tất để đón ngày Thiên Chúa giáng trần. Gần 2 tuần qua, các giáo dân tại Giáo xứ La Sơn (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) cùng nhau tu sửa, trang trí nhà thờ giáo xứ trước ngày đại lễ. Mỗi người phụ trách một việc, từ trang trí khuôn viên, bên trong nhà thờ đến dựng hang đá, phụ trách sân khấu, tập luyện các tiết mục văn nghệ. Không khí rộn ràng len lỏi khắp mọi ngõ ngách của xứ đạo. Theo linh mục Nguyễn Văn Dương-Chánh xứ Giáo xứ La Sơn: “Thời gian qua, nhiều bà con gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Vì vậy, Giáng sinh năm nay, chúng tôi muốn trang hoàng thật lộng lẫy để đón mừng Noel và kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ; đồng thời tạo điểm vui chơi, tham quan cho cộng đồng”. 

 

Tương tự, tại Giáo xứ Phú Thọ (xã An Phú, TP. Pleiku), không khí chuẩn bị đón Giáng sinh cũng hết sức rộn ràng.

 

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, không khí đón Noel năm nay ở khu vực Đông Nam tỉnh đã rộn ràng trở lại. Tại thị xã Ayun Pa, các tổ dân phố 8, 9, 10 (phường Đoàn Kết) có đông đảo bà con giáo dân nhất. Cũng vì vậy, nhà nhà đều tất bật chuẩn bị cho đêm Giáng sinh.  Anh Rcom Dam Mơ Ai-Phó Tổ trưởng tổ dân phố 8-cho biết: Tổ có 170/186 hộ theo đạo, sinh hoạt tại Giáo xứ Phú Bổn. Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, giáo xứ không tổ chức bữa cơm chung và chương trình văn nghệ như mọi năm mà chỉ dựng hoạt cảnh chúa Jesus ra đời.

 

Hòa chung không khí Noel rộn ràng, hơn 4.200 giáo dân ở thị xã An Khê cũng đã sẵn sàng đón một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.

 
 

Theo thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh, trên địa bàn tỉnh có khoảng 313 ngàn tín đồ theo đạo Công giáo và Tin lành đang sinh hoạt tại 73 giáo xứ Công giáo, 71 chi hội thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam-miền Nam. Trao đổi với P.V, mục sư Phạm Văn Phúc-Trưởng ban Đại diện Tin lành tỉnh-thông tin: Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, năm 2022, Hội thánh đã thành lập thêm 2 chi hội tại huyện Chư Sê và Chư Pưh. Đến nay, toàn tỉnh có 71 chi hội, duy trì hơn 300 điểm nhóm sinh hoạt ở các thôn, làng. Các chi hội đã xây dựng được 38 nhà thờ. 47 mục sư thực thụ và 24 mục sư nhiệm chức đã cơ bản đáp ứng nhu cầu hoạt động của Hội thánh, giúp đồng bào theo đạo sinh hoạt tôn giáo thuận lợi, đúng pháp luật và Hiến chương của Hội thánh. Đến nay, tất cả chi hội trong tỉnh đều đã sẵn sàng cho lễ Giáng sinh với tâm thế hân hoan, phấn khởi.

 

Từ lâu, Noel không còn dành riêng cho cộng đồng giáo dân mà đã trở thành ngày lễ được đông đảo mọi người mong đợi trước khi bước sang năm mới. Ngoài các xóm đạo, không khí đón chào Giáng sinh còn lan tỏa khắp mọi nơi dưới nhiều hình thức khác nhau. Phố phường cũng trở nên lung linh hơn với sắc đỏ-trắng-xanh lá của ông già Noel, của tuyết, cây thông, quả châu và những chú tuần lộc.

 

Như đã thành thói quen, mỗi năm, khi dịch vụ chuyển phát quà tặng “Ông già Noel” của Bưu điện TP. Pleiku bắt đầu hoạt động, bà Ngô Thị Kim Bình (tổ 3, phường Chi Lăng) lại tìm đến đặt những món quà Giáng sinh cho con cháu. Dù không theo đạo nhưng với bà Bình, Noel vẫn là một dịp hết sức ý nghĩa để gắn kết tình thân thêm ấm áp.

 
 

Theo bà Nguyễn Thị Thủy-Phó Giám đốc Bưu điện TP. Pleiku, dịch vụ chuyển phát quà tặng “Ông già Noel” được đơn vị khởi động từ ngày 16 và kéo dài đến hết ngày 25-12. Giá cước cùng chính sách ưu đãi được Bưu điện thành phố giữ nguyên như mọi năm. “Giáng sinh bây giờ đã trở thành ngày lễ đặc biệt của tất cả mọi người chứ không riêng gì đồng bào theo đạo. Đó cũng là lý do vì sao dịch vụ này luôn nhận được sự ủng hộ của rất nhiều khách hàng. Hàng năm, chúng tôi tiếp nhận khoảng 700 đơn hàng và thời gian đặt giao chủ yếu vào ngày 23 và 24-12. Vì vậy, ngoài chuẩn bị đầy đủ phương tiện, chúng tôi dự kiến phân công 14 nhân viên, tương đương với 7 cặp đôi Ông già Noel-Công chúa tuyết để làm nhiệm vụ chuyển phát quà theo địa chỉ và thời gian khách hàng yêu cầu”-bà Thủy thông tin. 

 

Nắm bắt thị hiếu của khách hàng, nhiều quán cà phê, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… trên địa bàn tỉnh cũng đầu tư trang trí không gian Giáng sinh vô cùng bắt mắt. Kap Bistro (46 Hùng Vương, TP. Pleiku) là một trong số đó. Chị Phạm Thị Bích Tuyên-Quản lý quán-cho hay: Ngay từ đầu tháng 11, chúng tôi đã triển khai trang trí Giáng sinh cho không gian quán và cứ nửa tháng lại thay đổi ý tưởng một lần để tạo sự mới mẻ. Tất cả vật dụng, nguyên liệu, đồ trang trí đều được đặt mua từ nước ngoài với tổng kinh phí gần 70 triệu đồng. Từ khi hoàn thiện trang trí và giới thiệu trên mạng xã hội, lượng người tìm đến quán trải nghiệm, chụp ảnh ngày một đông, có thời điểm tăng gấp 3-4 lần so với những ngày trước đó, nhất là các bạn trẻ. Không chỉ khách ở nội thành Pleiku, quán còn đón tiếp nhiều lượt khách nước ngoài, khách du lịch từ nơi khác đến. Vào buổi tối, thường khách phải đợi 15-20 phút mới có bàn ngồi, song ai cũng vui vẻ chấp nhận để trải nghiệm không khí Giáng sinh tại quán. 

 

Còn anh Nguyễn Văn Hiếu (tổ 6, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) thì bày tỏ: “Khác với không khí trầm lắng của những năm trước, từ cuối tháng 11, mọi người đã cảm nhận được Noel đang về với những ca khúc rộn ràng hay tiểu cảnh trang trí bắt mắt. Lễ Giáng sinh cũng báo hiệu cho năm cũ sắp qua đi để đón chào tân niên 2023. Mong rằng, những khó khăn, dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi; người người, nhà nhà cùng đón một mùa Giáng sinh an lành và năm mới nhiều thắng lợi, may mắn”.

 

Dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh và các ngành, đoàn thể, địa phương cũng đã tổ chức các đoàn đến thăm, chúc mừng Giáng sinh tại các cơ sở đạo Công giáo, Tin lành và các chức sắc, tín đồ tiêu biểu trong tỉnh.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.