Giới trẻ tất bật làm thêm dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bán mẫu thiết kế lì xì, bán giỏ quà trang trí handmade, nhân viên part time tại trung tâm thương mại... là những công việc thời vụ mà giới trẻ lựa chọn để kiếm tiền dịp Tết. 

Thiết kế mẫu lì xì

Em Nguyễn Phương Linh (20 tuổi, ở Hà Nội) hiện là sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Có năng khiếu về nghệ thuật và thiết kế, Phương Linh đã nhận thiết kế mẫu lì xì theo yêu cầu, sở thích của khách hàng để tặng bạn bè, người thân.

"Em nhận vẽ lì xì theo phong cách chibi, vui nhộn, dễ thương, nhân vật được cách điệu hóa. Mặc dù không giới hạn đối tượng khách hàng, nhưng em đa số nhận được yêu cầu của khách hàng là các chú bộ đội với yêu cầu tái hiện lại khung cảnh Tết trong quân đội hoặc tình yêu đôi lứa. Mỗi sản phẩm thiết kế dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng", Linh cho biết.

Các mẫu thiết kế lì xì của Phương Linh. Ảnh: NVCC

Các mẫu thiết kế lì xì của Phương Linh. Ảnh: NVCC

Em Nguyễn Phương Linh (20 tuổi, ở Hà Nội) hiện là sinh viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Ảnh: NVCC

Em Nguyễn Phương Linh (20 tuổi, ở Hà Nội) hiện là sinh viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Ảnh: NVCC

Nữ sinh cho biết, công việc thiết kế khá linh động, khi có thời gian rảnh, em sẽ phác thảo ý tưởng trên giấy, rồi vẽ trên ứng dụng, sau đó cân chỉnh bố cục, chi tiết và gửi cho khách hàng duyệt. Công việc cần có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và luôn phải sáng tạo nên những đường nét mới sao cho phù hợp với sở thích, nhân vật riêng.

"Có những mẫu thiết kế em phải vẽ lại 4 lần và sửa các chi tiết nhỏ rất nhiều lần. Bởi nhận vẽ theo yêu cầu, nên em sẽ vẽ theo ý tưởng mà khách muốn. Đôi khi lên ý tưởng rất đẹp nhưng vẽ ra thành phẩm không ăn nhập", Linh cho biết.

Hiện tại, công việc này hoàn toàn không liên quan đến ngành học của Linh. "Nhưng em có niềm yêu thích với mỹ thuật, nên em làm công việc này vì vừa được vẽ, được làm điều mình thích, vừa để giải tỏa áp lực, tận dụng thời gian rảnh rỗi, lại có thêm chi phí để tiêu vặt dịp cận Tết", Linh nói.

Làm nhân viên part time để kiếm lì xì cho em nhỏ

Những ngày cuối năm, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các khu trung tâm thương mại luôn nhộn nhịp và đôi khi nhân viên gặp tình trạng "quá tải".

Bạn Nguyễn Mạnh Tâm, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng FPT, tranh thủ những ngày nghỉ học trong tuần để nhận các ca làm việc trong một trung tâm thương mại lớn. "Khi nhận thấy thông tin tuyển dụng nhân viên thời vụ dịp Tết cho vị trí sắp xếp hàng hoá, em đã đăng ký ứng tuyển. Mỗi giờ làm việc sẽ nhận được 40.000 đồng, cao hơn so với mức lương làm việc thời vụ những ngày thường", Tâm cho biết.

Theo Tâm, công việc sắp xếp hàng hóa cũng khá vất vả trong dịp này, do lượng khách mua lớn. Mỗi ca làm việc của Tâm khoảng 4 tiếng và được sắp xếp, phân chia từng khu.

"Ban đầu đi làm, em chưa quen và cảm thấy nhanh mệt, nhanh chán. Nhưng vì có động lực lấy tiền lương để mua quà cho gia đình và lì xì cho các em nhỏ ở quê, nên em đã dần làm quen, thích nghi được công việc hơn", Tâm nói.

Kinh doanh giỏ quà trang trí handmade

Còn bạn Phương Nhung - sinh viên năm cuối của Trường Ngoại Ngữ - ĐH Thái Nguyên, bắt đầu thực hiện ý tưởng kinh doanh tại nhà của mình trong những ngày cận Tết.

Bằng sự khéo léo, Nhung đã tự làm những giỏ quà trang trí đẹp mắt như tháp bánh, tháp nước bày Tết đẹp mắt. Ngoài ra, cô bạn cũng bán thêm các phụ kiện trang trí Tết như đèn lồng, lì xì, và nhiều sản phẩm khác để tạo không khí ấm cúng trong gia đình.

Mỗi giỏ quà tự trang trí, Nhung mất khoảng 40 phút đến 1 tiếng để hoàn thiện. "Nếu theo mẫu có sẵn, mình sẽ làm được nhiều mẫu và năng suất hơn. Nhưng vì muốn tạo ra sự khác biệt, sáng tạo nên mình tự nghĩ ra các hình mẫu mới để thiết kế. Hơn nữa, việc kinh doanh các giỏ quà này ngày càng nhiều, dễ bão hòa và ai cũng có thể làm được nên mình muốn đầu tư thời gian để làm nên những sản phẩm thu hút sự chú ý hơn", Nhung nói.

Mỗi giỏ quà trang trí của Nhung có giá từ 180.000 đến 200.000 đồng, được rao bán và quảng cáo trên trang Facebook cá nhân. Những ngày này, Nhung sẽ đăng bài 2 lần/ngày với các mẫu trang trí khác nhau. Tuy nhiên, cô bạn nhận thấy, lượng khách đang giảm hơn so với năm ngoái.

Những giỏ quà nhiều màu sắc tự tay Nhung trang trí. Ảnh: NVCC

Những giỏ quà nhiều màu sắc tự tay Nhung trang trí. Ảnh: NVCC

Nhung là sinh viên năm cuối Trường Ngoại Ngữ - ĐH Thái Nguyên. Ảnh: NVCC

Nhung là sinh viên năm cuối Trường Ngoại Ngữ - ĐH Thái Nguyên. Ảnh: NVCC

Theo Nhung, tập tành kinh doanh online cũng đem lại cho cô bạn trải nghiệm mới mẻ và tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Thu nhập từ công việc thời vụ này cũng giúp Nhung chi tiêu thoải mái hơn cho những sở thích làm đẹp, thời trang dịp Tết. Ngoài ra, Nhung cũng tiết kiệm tiền để tham gia các khoá học ngoại ngữ, phục vụ cho công việc chính của cô sau này.

"Năm ngoái, mình đã bị cuốn sâu vào việc bán hàng online thực phẩm, đồ gia dụng dịp Tết bởi lượng khách ổn định. Vì thế, việc ôn luyện, trau dồi ngoại ngữ của mình bị gián đoạn. Nhất là khi học chuyên về ngoại ngữ, mỗi ngày đều phải thực hành thường xuyên.

Năm nay, mình đã biết cân đối hơn, lựa chọn sản phẩm kinh doanh nhẹ nhàng hơn để vừa có sự trải nghiệm, thêm thu nhập nhưng cũng không quá ảnh hưởng để nhiệm vụ học tập chính", Nhung chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.