Giải mã trào lưu Eat Clean, Eat Raw cùng chuyên gia tư vấn dinh dưỡng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Eat Clean và Eat Raw đang trở thành trào lưu ăn uống của giới trẻ hiện nay. Liệu phương pháp này có thật sự tốt cho sức khỏe? Mời các bạn cùng P.V Báo Gia Lai trò chuyện với Dược sĩ Phùng Thị Thúy Mai-chuyên gia dinh dưỡng của Nam An Medic (Hà Nội) để giải mã vấn đề này.

*P.V: Vài năm trở lại đây, trong giới trẻ xuất hiện các trào lưu ăn uống tự phát như Eat Clean và Eat Raw. Dưới góc nhìn của một người am hiểu về lĩnh vực dinh dưỡng, chị có nhận định như thế nào?

- Dược sĩ Phùng Thị Thúy Mai: Hiện nay, mọi người thường tập trung chủ yếu vào việc xây dựng chế độ ăn uống mang tính cá nhân hóa; tức là tùy thuộc vào cá nhân mỗi người về thể trạng sức khỏe (bình thường hay có bệnh lý cần lưu ý), môi trường sống, làm việc cũng như mức sống và yếu tố văn hóa xã hội.

Theo đó, Eat Clean hay Eat Raw cũng chỉ là một kiểu ăn uống trong rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên, điều các bạn trẻ cần lưu ý là dù chọn chế độ nào thì đều phải xem xét đến yếu tố thể trạng và phản ứng của cơ thể, đặc biệt là cần có tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo đủ hiểu biết kiến thức và thực hành đúng mới có thể nâng cao sức khỏe.

Minh họa chế độ ăn Eat Clean (Nguồn smilenuts.vn)

Minh họa chế độ ăn Eat Clean (Nguồn smilenuts.vn)

*P.V: Eat Clean tập trung vào thực phẩm tươi, sạch và cắt giảm chế biến khắt khe. Nghe qua thì có vẻ như đây là một chế độ ăn uống lành mạnh, thế nhưng đã có nhiều trường hợp sử dụng phương pháp này trong một thời gian dài dẫn đến bị stress, sợ ăn và gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa. Theo chị, nguyên nhân là do đâu?

- Dược sĩ Phùng Thị Thúy Mai: Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng trên. Có thể do khâu chế biến, chẳng hạn, chế biến món ăn mà chỉ luộc thì có thể ảnh hưởng đến hương vị và dễ chán. Chưa kể, chế độ ăn Eat Clean thường chú trọng vào khâu xử lý thức ăn ít qua chế biến nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, ví dụ khi ăn gạo lứt nếu không nấu kỹ thì có thể gây hại dạ dày.

Eat Clean tốt vì lựa chọn thực phẩm tươi mới và cách chế biến đơn giản hạn chế dầu mỡ. Các món ăn trong chế độ Eat Clean thường sẽ được hấp, luộc ở nhiệt độ cao, đồng thời cũng khó đem đến hương vị hấp dẫn, phong phú cho người ăn. Chế độ ăn này có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe đối với cá nhân không phù hợp. Triệu chứng chán ăn diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, về lâu dài dĩ nhiên không tốt cho sức khỏe.

Ảnh minh họa chế độ ăn Eat Clean (Nguồn: pexels)

Ảnh minh họa chế độ ăn Eat Clean (Nguồn: pexels)

*P.V: Vậy đối với chế độ Eat Raw, chỉ tập trung vào tiêu thụ các sản phẩm không qua chế biến, giữ lại dinh dưỡng và sự tươi cho thực phẩm thì thế nào, thưa chị?

- Dược sĩ Phùng Thị Thúy Mai: Từ góc nhìn là một người nghiên cứu về dinh dưỡng, tôi thấy chế độ ăn Eat Raw chưa được khoa học. Bởi lẽ, mỗi người sẽ có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy theo thể trạng, nghề nghiệp… Đặc biệt, Eat Raw cực kỳ không tốt nếu không được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ càng cũng như dành thời gian đầu tư cho cách ăn uống này. “Ăn chín, uống sôi” luôn là khuyến cáo từ xưa đến nay. Ăn thô sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa hơn là những thức ăn được chế biến kỹ.

Trước đây, tôi đã từng gặp khá nhiều các bạn trẻ trong tình trạng viêm, loét dạ dày vì thực hiện chế độ ăn Eat Raw. Vì vậy, theo tôi, nếu bạn nào có ý định ăn theo chế độ này thì nên gặp những người có chuyên môn để được tư vấn phù hợp thay vì chạy theo trào lưu một cách “mù quáng”, gây phản tác dụng.

*P.V: Chịlời khuyên nào đến các bạn trẻ trước các trào lưu ăn uống hiện đại đang“nở rộ” hiện nay?

- Dược sĩ Phùng Thị Thúy Mai: Các bạn trẻ ngày nay rất tân thời. Nhiều bạn đã và đang tôn vinh nền ẩm thực của Việt Nam bằng cách mang các món ăn Việt ra thế giới. Vì thế, tôi nghĩ rằng, giới trẻ cần gì phải ăn uống theo chế độ khô khan, khó nuốt trong khi các món ăn của Việt Nam thực sự rất ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; chỉ cần điều độ trong cách ta tiêu thụ thực phẩm, kết hợp tập luyện thể dục thể thao thì cơ thể sẽ được bài tiết, thanh lọc.

Phở, món ăn ngon-sạch-bổ đủ chất dinh dưỡng. (Nguồn: VnEconomy)
Phở, món ăn ngon-sạch-bổ đủ chất dinh dưỡng. (Nguồn: VnEconomy)

Một bữa ăn sẽ có 4 phần, gồm: 2 phần rau-củ-quả và trái cây, 1 phần là tinh bột (cơm, khoai lang, khoai tây…), phần còn lại là chất đạm từ động vật hoặc thực vật. Có 2 thứ nên đặc biệt chú ý hạn chế là đường, dầu mỡ.

Đối với các bạn trẻ cần phải uống đủ nước mỗi ngày, cụ thể là 30 ml nước/1 kg cân nặng. Đặc biệt, hạn chế tối đa snack, trà sữa, nước ngọt và thức ăn nhanh để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh.

*P.V: Cảm ơn chị vì cuộc trò chuyện hữu ích này!

Có thể bạn quan tâm

Biết lắng nghe con

Biết lắng nghe con

Gen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Tại sao ngày càng nhiều trẻ bị cận thị?

Tại sao ngày càng nhiều trẻ bị cận thị?

Ngay tại phòng khám của Bệnh viện Mắt T.Ư, trong lúc cho con chờ khám mắt, các cha mẹ cũng vẫn cho con xem điện thoại. Ngày nay, hình ảnh trẻ chơi điện thoại rất thường gặp. Việc sử dụng nhiều đến mức lạm dụng các thiết bị này đang làm gia tăng tật khúc xạ ở trẻ.

Chăm 'yêu', cải thiện trí nhớ

Chăm 'yêu', cải thiện trí nhớ

Các nhà tâm lý thuộc Đại học Maryland (Mỹ) chứng minh, thực hành sex kích thích hiệu ứng tạo tế bào thần kinh vùng hải mã, tức địa bàn não bộ chịu trách nhiệm trí nhớ dài hạn người trong cuộc.
Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Sau một tuần làm việc bận rộn, chúng ta thường có khuynh hướng ngủ bù thoải mái vào cuối tuần. CNN vừa dẫn một nghiên cứu mới cho hay, thật bất ngờ là điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm 19% nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Sức khỏe của làn da

Sức khỏe của làn da

(GLO)- Sức khỏe của làn da cũng chính là sức khỏe của cơ thể mỗi người. Chuyện “nhất dáng, nhì da” luôn là điều mà chị em phụ nữ mong muốn.