Cô gái bị ung thư máu trở thành nhà nghiên cứu ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vicky Forster (ở Chelmsford, Essex, Anh) đã được chẩn đoán bị ung thư máu ác tính khi được 7 tuổi. Hai mươi năm sau, cô đã trở thành một nhà khoa học nghiên cứu về ung thư.

Từ tai biến lúc nhỏ...

 

Vicky Forster (bị ung thư máu khi 7 tuổi) đã trở thành nhà nghiên cứu bệnh ung thư.
Vicky Forster (bị ung thư máu khi 7 tuổi) đã trở thành nhà nghiên cứu bệnh ung thư.

Vicky Forster đã được chẩn đoán bị ung thư máu ác tính khi được 7 tuổi. Cô đã được điều trị đặc biệt, bao gồm hóa trị, tại Bệnh viện St Bartholomew (ở London, Anh) vì cơ hội sống là 60%, theo The Guardian.

Vài tháng sau, thuốc hóa trị gây ra phản ứng phụ làm cô bị liệt phần cơ thể bên trái.

Forster nói với BBC: “Tôi uống thuốc hóa trị, sau đó tôi đi ngủ. Khi tôi thức dậy, tay trái tôi bị liệt. Tôi chỉ nhớ lúc đó tôi cười được một bên”.

Ba mẹ cô lập tức đưa cô vào bệnh viện điều trị. Vài ngày sau, phần bên trái của cơ thể cô trở lại bình thường. Tuy nhiên, những giây phút đó thật kinh khủng với ba mẹ và cả cô, bởi vì họ không biết rõ những gì đã xảy ra.

Forster đã có triệu chứng như đột quỵ mà chỉ có một số ít bệnh nhân ung thư máu mới bị như vậy. Tuy nhiên, không ai biết nguyên nhân do đâu.

Đến thành tựu nghiên cứu khi lớn

Hai mươi năm sau, Forster đã trở thành một nhà khoa học nghiên cứu về ung thư. Tại Viện Nghiên cứu Ung thư Phía bắc, trực thuộc Đại học Newcastle (Anh), cô đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây nên những phản ứng phụ như thế.

Cô và đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra được sự tương tác giữa các loại thuốc khi kết hợp chữa ung thư máu.

Kết quả nghiên cứu này đã đưa ra khuyến cáo cho các bác sĩ điều trị khắp nước Anh về ảnh hưởng độc hại của việc kết hợp các loại thuốc để điều trị ung thư máu.

“Tôi hy vọng nghiên cứu của tôi có thể đưa ra được bằng chứng và có thể phòng ngừa được tác dụng phụ có thể xảy ra”, Forster nói với BBC.

Cô đang tiếp tục nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi (ở Toronto, Canada) để tìm ra nhiều cách khác giúp các bệnh nhi được điều trị tốt hơn.

Đội nghiên cứu của Forster cũng đã nghiên cứu tìm ra được cơ chế làm tăng nguy cơ ung thư máu. Bên cạnh nghiên cứu, cô cũng gây quỹ cho các hoạt động từ thiện cho bệnh ung thư.

Theo The Guardian, Forster là bằng chứng cho việc có thể đánh bại được bệnh ung thư. Những tiến bộ trong điều trị đã làm tăng tỉ lệ bệnh nhi sống sót 5 năm từ 65% lên 90%, nhưng 10% còn lại vẫn là một thách thức để nghiên cứu.

Đỗ Nhi/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

Tết quê hương trong trái tim du học sinh Việt

“Cảm giác cô đơn và nhớ nhà bỗng dịu nhẹ hơn nhờ những lần gặp gỡ đồng hương, trò chuyện, tay bắt mặt mừng, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt… trên đất Hàn”, Phương Loan (du học sinh Hàn Quốc) tâm sự trong những ngày cận Tết ở nước bạn.

Tết rồi, về nhà thôi...

Tết rồi, về nhà thôi...

Trong năm 2024, tôi (TS. Nguyễn Duy Duy - Viện Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Quốc gia Úc) đã đặt chân tới 4 châu lục. Những chuyến công tác, những hội thảo khoa học, đưa tôi tới nhiều vùng đất khác nhau. Tôi đã đi thật xa, và giờ là lúc trở về. Tết rồi, về nhà thôi... 

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trào lưu tự làm giá đỗ hot trở lại, chị em 'rần rần' chia sẻ trên mạng

Trước những thông tin giá đỗ trên thị trường bị "ngâm tẩm" chất cấm gây hại cho sức khỏe, trào lưu tự làm giá đỗ tại nhà bất ngờ hot trở lại. Trong các hội nhóm làm giá đỗ, chị em "rần rần" chia sẻ cách làm giá đỗ "ngon - bổ - rẻ" tại nhà, thu hút hàng nghìn lượt tương tác trong thời gian ngắn.

'Đu trend' cách nào?

'Đu trend' cách nào?

Đu trend” dường như đã trở thành thú vui phổ biến của người trẻ ngày nay. Dù có nhiều ý kiến trái chiều về xu hướng này, song giới trẻ vẫn đưa ra những lý giải hợp lý cho sở thích của mình. Theo các chuyên gia, bản thân trend không xấu, cách “đu trend” mới là điều đáng quan tâm.