Y đức, y thuật ở Bệnh viện Quân y 211

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lâu nay, tiếng thơm về y đức, y thuật ở Bệnh viện Quân y 211 (Cục Hậu cần, Quân đoàn 3) đã lan tỏa vào tình cảm của quân và dân các tỉnh Tây Nguyên. Hàng năm, các y-bác sĩ nơi đây đã cứu chữa hàng trăm ca bệnh khó, tổ chức nhiều đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con vùng sâu, vùng xa trên địa bàn.

Trong số những bệnh nhân được cứu chữa thành công tại Bệnh viện Quân y 211, chúng tôi may mắn gặp lại anh Nguyễn Văn Quyết-công nhân Công ty TNHH một thành viên Bình Dương (Binh đoàn 15), người từng bị tai nạn rất nặng khi máy cắt cỏ cắt lìa bàn chân. Ngay sau khi đưa đến bệnh viện, các y-bác sĩ đã khẩn trương tổ chức kíp mổ gồm 8 người, do bác sĩ Trần Xuân Lợi (Chủ nhiệm Khoa Chấn thương-Chỉnh hình) làm kíp trưởng.

 

Khám bệnh, phát thuốc cho nhân dân xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê). Ảnh: V.H
Khám bệnh, phát thuốc cho nhân dân xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê). Ảnh: V.H

Ca phẫu thuật tiến hành trong 6 giờ và bàn chân của anh Quyết đã được nối thành công. Đến nay bệnh nhân đã đi lại bình thường... Ca cấp cứu bệnh nhân Phạm Ngọc Biên cũng khó quên với y-bác sĩ Bệnh viện Quân y 211. Anh Biên nhập viện trong tình trạng hôn mê, khắp người đầy máu, vết thương gây tràn dịch, xẹp phổi bên phải, cơ hoành bị thương... Chỉ trong vài giờ, bác sĩ Lê Quyết Thắng và kíp mổ đã giúp anh Biên qua cơn nguy kịch. Sau thời gian điều trị, sức khỏe của bệnh nhân đã dần hồi phục.

Đại tá, bác sĩ Bùi Xuân Hữu-Giám đốc Bệnh viện Quân y 211, cho biết: “Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới trong điều trị luôn là mục tiêu hàng đầu, là cái đích không có điểm cuối của bệnh viện. Đáng mừng là những năm gần đây, về y thuật, chúng tôi đã thành công với kỹ thuật vi phẫu nối mạch máu, nối dây thần kinh, thực hiện thành công phẫu thuật nối chi thể bị đứt lìa. Với thế mạnh về ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình, các chuyên khoa tai-mũi-họng, phẫu thuật mổ phaco đặt thủy tinh thể, gây mê hồi sức, mổ nội soi tán sỏi ngược dòng bằng tia laser, bệnh viện đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, bệnh viện phẫu thuật thành công ghép nối cho hơn 20 bệnh nhân bị đứt rời bàn chân, bàn tay và cứu sống nhiều bệnh nhân với ca bệnh khó, phức tạp”.

Từ năm 2005 đến nay, được sự giúp đỡ của Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y) và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện 175, Bệnh viện Quân y 211 đã tổ chức thành công 2 hội nghị khoa học, hoàn thành và công bố rộng rãi trên Tạp chí Y học Việt Nam và Tạp chí Y học Quân sự; bảo vệ thành công 81 đề tài và báo cáo khoa học. Phần lớn các đề tài khoa học được ứng dụng có hiệu quả vào việc cấp cứu, điều trị cho người bệnh. Bệnh viện đã có nhiều công trình khoa học được đánh giá cao như: Cơ cấu nhóm máu ABO ở sĩ quan Quân đoàn 3, khả năng thu gom và sử dụng máu của bệnh viện trong 5 năm hay đề tài nghiên cứu tỷ lệ HBsAg dương tính ở người đến khám bệnh và điều trị tại bệnh viện. Mỗi cán bộ, y-bác sĩ của bệnh viện tự học, tự rèn, nâng cao y đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tình chăm sóc bệnh nhân theo phương châm: “Bệnh nhân đến tiếp đón niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”.

Với phương châm “Lấy chuyên môn làm trọng, y đức làm đầu”, bệnh viện đã được Bộ Y tế đánh giá là một trong những bệnh viện có chất lượng khám-chữa bệnh hàng đầu của khu vực. Ngày 13-10-2015, Bệnh viện Quân y 211 được Bộ Quốc phòng công nhận là Bệnh viện hạng I. Kế tục truyền thống hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành, các thế hệ lãnh đạo, chỉ huy, đội ngũ y-bác sĩ hôm nay đang ngày đêm khắc phục mọi khó khăn, chung sức đồng lòng, quyết tâm xây dựng bệnh viện chính quy, khoa học, mẫu mực, vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, xứng đáng với niềm tin yêu mà lâu nay bộ đội và đồng bào các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên tin tưởng trao gửi.

Văn Hạnh-Anh Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.