Emagazine

Sôi động thị trường đồ gia dụng, nội thất cũ

E-magazine Sôi động thị trường đồ gia dụng, nội thất cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong dòng chảy thời đại, song song với xu hướng thanh lý đồ gia dụng, đồ nội thất cũ thì nhu cầu săn tìm, chọn mua các mặt hàng này cũng không ngừng gia tăng, nhất là từ các cá nhân hoạt động kinh doanh lĩnh vực ăn uống, cà phê, quán nhậu quy mô nhỏ, nguồn vốn có hạn. Đây được xem là lựa chọn tối ưu về chi phí lẫn hiệu quả kinh tế khi nguồn cung cho lĩnh vực này khá dồi dào, đa dạng về mọi mặt.

Ngay sau khi lên kế hoạch mở một quán nhỏ bán cà phê, trà sữa, chị Nguyễn Thị Mai (tổ 4, phường Hội Thương, TP. Pleiku) đã bắt tay tìm kiếm đồ dùng cho quán tại các group thanh lý và các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ gia dụng, nội thất cũ. Chỉ sau vài ngày bỏ công săn tìm, chị đã mua được một số món hàng với mức giá hợp lý. 

Đồ cũ giá rẻ nhưng vẫn phải chất lượng, đảm bảo yêu cầu sử dụng là những tiêu chí hàng đầu của người bán lẫn người mua. Bà Nguyễn Thị Hiếu (tổ 8, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) đã rất hài lòng khi chọn mua món đồ nội thất ưng ý tại một cửa hàng đồ cũ. Kể về món đồ mình vừa mua, bà Hiếu vui vẻ cho biết: “Nhà tôi có sân vườn rộng, lại hay có bạn bè, người thân đến chơi nên tôi muốn mua bộ bàn ghế xếp ngoài trời. Thông qua việc tìm kiếm trên các trang Facebook chuyên bán đồ cũ tại Pleiku, tôi đã chọn mua được vài bộ bàn ghế hàng xuất khẩu thanh lý còn rất mới với giá chỉ 1,5 triệu đồng/bộ. Trước đó, tôi đã mua một bộ bàn ghế xếp hàng mới với giá 2,5 triệu đồng/bộ. Từ trải nghiệm thực tế cho thấy, nếu săn được đồ cũ nhưng chất lượng, mẫu mã còn tốt, giá cả hợp lý thì cũng nên cân nhắc vì sẽ tiết kiệm được chi phí”.  

Đúng như slogan kinh doanh “Mua của người chán, bán cho người cần”, khách hàng tiềm năng của mảng đồ gia dụng cũ, đồ nội thất cũ tạm chia thành 2 nhóm. Nhóm đầu là những người có nhu cầu săn hàng để sử dụng trong gia đình hoặc phục vụ buôn bán nhỏ; nhóm thứ hai là những người có đam mê thật sự và bỏ công săn tìm những món đồ gia dụng, nội thất lưu dấu thời gian, đặc biệt là nhóm đồ xưa cũ chất liệu bằng đồng, gỗ. Chia sẻ về niềm đam mê săn đồ cũ, đặc biệt là những món đồ nội thất bằng gỗ, ông Phạm Văn Thủy (tổ 5, thị trấn Đak Đoa) hồ hởi cho hay: “Tôi có niềm yêu thích đặc biệt với đồ nội thất bằng gỗ cũ vì tự thân món đồ đã mang giá trị về mặt thời gian, giá trị sử dụng lâu bền. Vì vậy, tìm được món nào ưng ý và giá cả vừa túi tiền là tôi chốt mua ngay. Gần đây nhất, tôi đã mua 3 tủ quần áo, 1 tủ buffet, 2 tủ bếp, 1 tủ mẹ bồng con được chế tác bằng gỗ hương, cẩm lai, lim cách đây 25-30 năm, giá dao động từ 1,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/món. Những món đồ tuyển về được đặt phù hợp với không gian chung, đảm bảo công năng sử dụng trong nhà nên tôi rất hài lòng”.

Tương tự, anh Nguyễn Hòa Sơn (thôn 2, xã Hòa Phú, huyện Chư Păh) cũng là một “tín đồ” của đồ nội thất bằng gỗ xưa cũ. Anh kể: “Những năm gần đây, nhiều người theo phong cách, xu hướng hoài cổ nên có nhu cầu tìm mua đồ nội thất bằng gỗ xưa cũ. Bản thân tôi cũng rất đam mê những món đồ này nên quyết định mua về sử dụng và kinh doanh online. Hiện nay có khá nhiều nơi bán đồ cũ, tôi tin tưởng và chọn mua bên cửa hàng Trùm Đồ Cũ vì chất lượng, giá cả vừa phải, buôn bán uy tín. Có nguồn hàng ổn định, tôi thường nhận gói thiết kế và trang trí đồ nội thất xưa cũ cho các quán cà phê, homestay theo phong cách dân dã mộc mạc gần gũi. Nhờ vậy mà tôi có thêm điều kiện để theo đuổi công việc gắn với niềm đam mê hoài cổ”.

Có thể thấy, khi cả nguồn cung và nhu cầu tiêu dùng đồ gia dụng, đồ nội thất cũ đã hội đủ những điều kiện cần thiết, một mảng kinh doanh thời thượng đã hình thành và phát triển với những cửa hàng kinh doanh đồ cũ chuyên nghiệp, quy mô bài bản hoặc sử dụng các group mua bán đồ cũ trên các nền tảng mạng xã hội. Dẫn đầu thị trường đồ gia dụng, đồ nội thất cũ ở Gia Lai với thâm niên hoạt động trên 8 năm là cửa hàng Trùm Đồ Cũ (320A Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku).

Tại đây, khách hàng có thể tìm thấy những món đồ gia dụng mới 80-90% hoặc hơn như tủ lạnh, tủ mát, tủ đông, ti vi, nồi cơm điện, máy giặt, bếp gas, quầy pha chế, giàn bếp nấu, lò quay, xe nước mía, các loại tủ, bàn ghế dành cho gia đình, văn phòng, quán ăn... Để có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng, chủ cửa hàng cất công săn tìm nguồn hàng từ nhiều nơi khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và giá cả hợp lý. Chia sẻ về quan điểm kinh doanh, anh Bùi Mạnh Tuấn-chủ cửa hàng-cho biết: “Bản thân cũng là một người đam mê đồ cũ nên khi chọn nghề này, tôi luôn đặt tâm huyết gầy dựng chữ tín bằng chất lượng sản phẩm, đảm bảo các món đồ khách hàng mua về phải sử dụng được. Để khách hàng luôn nhớ đến mình khi cần món đồ nào đó, tôi và anh em cộng sự không ngại bỏ công làm lời để tìm kiếm nguồn hàng đáp ứng tốt yêu cầu của khách. Hiện nay, ngoài những khách hàng quen thuộc tại TP. Pleiku và tỉnh Kon Tum thì lượng khách mới từ các huyện cũng khá nhiều. Đa phần khách người dân tộc thiểu số có nhu cầu mua sắm đồ gia dụng, đồ nội thất trong nhà”.       

Trên thị trường đồ gia dụng, đồ nội thất cũ tại Gia Lai, mảng đồ gỗ đang có nhiều dư địa phát triển khi nguồn cung vẫn rất dồi dào, sức mua tăng đều với lượng khách hàng đa dạng. Do đó, xưởng Chợ đồ cũ xưa (02 Nguyễn Du, thị trấn Đak Đoa) là điểm săn đồ gỗ cũ khá hấp dẫn của nhiều người. Nói về cơ duyên với nghề này, anh Nguyễn Xuân Thanh-chủ xưởng Chợ đồ cũ xưa-giãi bày: “Tôi là người rất thích sưu tầm đồ nội thất xưa cũ, hễ thấy món nào ưng ý là mua ngay. Có giai đoạn, tôi đã mở một quán cà phê phong cách hoài cổ, trang trí đồ nội thất xưa cũ. Nhận thấy thị trường này có tiềm năng phát triển nên tôi chuyển sang mở xưởng chuyên kinh doanh đồ nội thất cũ. Toàn bộ nguồn hàng được săn tìm từ các tỉnh, thành, trong đó nhiều nhất là từ Quảng Nam, Đà Nẵng”. Từ kinh nghiệm sưu tầm và kinh doanh đồ cũ, anh Thanh nhận định, đa phần khách hàng săn đồ nội thất xưa cũ đều khá kỹ tính, có gu thẩm mỹ riêng. Vì vậy, mỗi món đồ được tuyển chọn về, anh Thanh đều cho thợ chăm chút lại từng chi tiết, chỉnh sửa những chỗ hư hỏng qua thời gian, khoác lên mình nước sơn bóng mới nhằm tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của từng đường vân, sớ gỗ. “Khách hàng khó tính nhất là khách hàng dễ lấy tiền nhất. Vấn đề của người kinh doanh đồ cũ là phải làm cho khách hàng hài lòng khi đến với mình”-anh Thanh đúc kết. 

Theo đánh giá chung của những người kinh doanh đồ gia dụng, đồ nội thất cũ, thị trường này đang trên đà phát triển, số lượng người bán nhiều nên mức độ cạnh tranh về nguồn hàng là áp lực không nhỏ. Để bứt phá về thị trường, một số cửa hàng đồ cũ đã khai thác thêm mảng hàng qua nguồn tồn kho, hàng xuất khẩu thanh lý, hàng trưng bày showroom để phát triển song song với mảng đồ cũ. Một trong những cửa hàng có không gian trưng bày khá rộng rãi, nguồn hàng phong phú là cửa hàng Đồ Cũ Gia Lai 24/7 (520 Lý Thái Tổ, TP. Pleiku). Chị Nguyễn Thị Trường Xuân-chủ cửa hàng này-cho hay: “Tôi đã có kinh nghiệm hơn 5 năm thu mua, kinh doanh đồ cũ nên nhận thấy nhu cầu làm mới nội thất của các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê rất lớn. Đây là yếu tố để tôi phát triển thêm mảng đồ nội thất hàng xưởng, hàng công ty thanh lý, hàng qua mùa tại các showroom với nhiều mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý. Trong đó, tôi tập trung vào hàng nội thất xuất khẩu, đồ ngoài trời”. Chỉ sau một thời gian ngắn tập trung phát triển thêm mảng kinh doanh mới, cửa hàng Đồ Cũ Gia Lai 24/7 đã thu hút khá nhiều khách hàng có nhu cầu với đồ nội thất hàng xưởng, hàng công ty giá rẻ, đặc biệt là những nhà hàng, quán ăn, quán cà phê có nhu cầu thanh lý đồ cũ và làm mới nội thất.


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.