Bạn trẻ nói gì về cơn sốt săn vé phim 'Đào, phở và piano'?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày qua, lượng khán giả trẻ xem phim "Đào, phở và piano" tăng mạnh đã tạo nên "cơn sốt" vé. Các bạn trẻ xếp hàng dài trực tiếp đợi mua vé hoặc chấp nhận ngồi hàng đầu để được thưởng thức bộ phim. Nhiều nam thanh nữ tú đã bày tỏ cảm xúc, dòng suy nghĩ sau khi xem bộ phim này. 

"Đào, phở và piano" ra rạp từ mồng 1 Tết Nguyên đán (ngày 10/2), thời điểm đó chỉ trình chiều duy nhất tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia. Trong những ngày đầu khởi chiếu, bộ phim có suất chiếu hạn chế từ 2 - 3 suất/ngày, khán giả chỉ phủ từ 1/3 tới 1/2 rạp. Tuy nhiên, tuần qua, bộ phim được đón nhận bất ngờ, tao nên "hiện tượng mạng". Theo ghi nhận của PV ngày 23/2, nhiều bạn trẻ "đội mưa" đến rạp, trực tiếp đợi mua vé.

Giới trẻ xếp hàng mua vé xem phim sáng 23/2. Ảnh: Diệu Nhi

Giới trẻ xếp hàng mua vé xem phim sáng 23/2. Ảnh: Diệu Nhi

Thêm yêu, tự hào, ý thức về lịch sử oai hùng

Kết thúc suất chiếu lúc 10h40, bạn Bùi Thị Thu Huế (26 tuổi, quê ở Ninh Bình) mắt đỏ hoe và chưa kiềm được cảm xúc. Là một cô gái yêu thích lịch sử, từng đi thi các cuộc thi học sinh giỏi môn Lịch sử, nên khi biết đến bộ phim qua em gái và sự lan truyền trên mạng xã hội, Huế quyết định săn vé để trải nghiệm.

Chia sẻ với PV báo Tiền Phong, từ bộ phim, Huế trào dâng cảm xúc khi gợi nhớ ký ức về ông của mình. "Ông của mình cũng là bộ đội. Chúng mình sống, gắn bó cùng ông từ bé đến lớn bên những câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về sự hy sinh, mất mát và sự oai hùng. Vì thế, khi xem cảnh cuối của phim, mình đã không kìm nén được cảm xúc", Huế nói.

Với Huế, bộ phim đã truyền tải thông điệp yêu nước thông qua hai nhân vật chính. Mặc dù họ có nhiều cơ hội để giữ mạng sống nhưng vẫn chọn cách ở lại bảo vệ Tổ quốc, vì đồng đội của mình. Tiếp nhận thông điệp từ bộ phim, người trẻ như Huế còn cảm nhận được giá trị văn hoá, truyền thống của Hà Nội xưa, về khát khao yêu tự do, hạnh phúc.

"Xuyên suốt bộ phim tình yêu nước và tình yêu đôi lứa luôn song hành, lắng đọng, gợi nhiều cảm xúc và ý nghĩa nhân văn. Em tin rằng, bất cứ bạn trẻ nào đi xem cũng cảm nhận được dấu ấn, giá trị lịch sử qua cách tái hiện chân thực, khốc liệt", Huế chia sẻ.

Bùi Thị Thu Huế (áo hồng) và em gái. Ảnh: Diệu Nhi

Bùi Thị Thu Huế (áo hồng) và em gái. Ảnh: Diệu Nhi

Thêm trân trọng những gì đang có

Chị em sinh đôi Hương Sa và Uyển Nhi cùng nhóm học sinh lớp 11 đến từ trường THPT Việt Đức, cũng có nhiều cảm xúc sau khi bước ra khỏi rạp.

Uyển Nhi cho biết, trước đó, nhóm em được giao thực hiện một bài tập giới thiệu (review) về một bộ phim bằng tiếng Anh. Thay vì ở nhà và lên mạng xem các bộ phim, Nhi cùng nhóm của mình đã "săn vé" phim "Đào, phở và piano" từ sự tò mò khi xem, đọc nhiều tin tức, độ "hot" của bộ phim này những ngày qua.

Chị em sinh đôi Hương Sa và Uyển Nhi (giữa) và nhóm bạn học sinh đến từ trường THPT Việt Đức. Ảnh: Diệu Nhi

Chị em sinh đôi Hương Sa và Uyển Nhi (giữa) và nhóm bạn học sinh đến từ trường THPT Việt Đức. Ảnh: Diệu Nhi

"Xem phim, em thấy sợ và hụt hẫng. Sợ vì có nhiều cảnh quá chân thực, hụt hẫng không phải phim không hay mà vì muốn có một cái kết viên mãn hơn. Nhưng... đó là sự thật lịch sử mà hôm nay chúng em mới thực sự cảm nhận được sự khốc liệt ấy", Nhi nói.

Theo Nhi, những câu thoại trong phim gần gũi, tình cảm nhưng vẫn có sự oai hùng nên việc dịch sang tiếng Anh của nhóm sẽ dễ dàng hơn. Tiếp lời Uyển Nhi, Hương Sa nói thêm: "Sau khi xem phim, giống như lời chia sẻ của cô giáo dạy Văn - Lịch sử của em từng nói, để học tập được trong môi trường đủ đầy như hôm nay đã có nhiều người ngã xuống. Vì thế, em thấy thêm trân trọng những gì mình có ở hiện tại và càng phải giữ gìn hơn".

"Đào, phở và piano" thu hút giới trẻ những ngày qua.

"Đào, phở và piano" thu hút giới trẻ những ngày qua.

Minh Ngọc (bên trái ảnh) cùng bạn tại rạp chiếu phim. Ảnh: Diệu Nhi

Minh Ngọc (bên trái ảnh) cùng bạn tại rạp chiếu phim. Ảnh: Diệu Nhi

Bạn Minh Ngọc - sinh viên năm 3 ngành Sư phạm Văn, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội lại đặc biệt ấn tượng với một số chi tiết nhỏ trong phim.

"Mình thấy, trong thời khắc kháng chiến, mọi người có sợ nhưng vẫn cố gắng hoàn thành công việc, sứ mệnh, nhiệm vụ của mình. Như ông bán phở vẫn gánh phở đến chiến lũy cho những chiến sĩ nhưng tiếc nuối vì không ai có đủ thời gian ăn trọn vẹn bát phở. Ông hoạ sĩ trước đó không có cảm hứng để vẽ, nhưng trong đêm đó đã cố gắng, có linh cảm để vẽ...", Ngọc bày tỏ.

Trước khi đi xem phim, Ngọc nói em không bị kích thích sự tò mò về phim theo trào lưu mà đã quan tâm đến phim trước khi ra mắt, công chiếu. Bởi nữ sinh cho rằng, những giá trị văn hoá và lịch sử là cội nguồn cho những giá trị tinh thần.

"Kiến thức về lịch sử, văn hóa đều là những kiến thức cơ bản mà các bạn trẻ nên biết, nên học và tự hào. Em hy vọng sẽ có nhiều bộ phim về lịch sử hơn nữa để giới trẻ tiếp nhận thông điệp về lịch sử một cách tự nhiên và đầy hứng thú", Ngọc chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.