Emagazine

Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ 4: Buôn làng thay "áo mới"

E-magazine Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ 4: Buôn làng thay "áo mới"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 

Plei H’Bel là một ngôi làng khá đặc biệt ở xã Ia Kdăm (huyện Ia Pa). Một phần của Plei H’Bel trước kia có tên gọi Plei Bual là làng tái định cư, hình thành từ năm 2014 theo chính sách giãn dân của huyện, gồm 4 xã: Ia Kdăm, Chư Mố, Ia Trok và Ia Ma Rơn. Khi những khu dân cư trở nên “đất chật người đông”, cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận động người dân chuyển đến làng mới có điện, đường đầy đủ. Tuy nhiên, việc rời nơi “chôn nhau cắt rốn” chưa khi nào dễ dàng.

 

Là một trong những cư dân đầu tiên của Plei Bual rời làng đến nơi ở mới, chị Kpă H’Rin bộc bạch: Chị sinh ra, lớn lên ở xã Chư Mố. Vì nghèo, cha mẹ không có nhiều đất, vợ chồng chị ở chung với bố mẹ cùng anh chị em tổng cộng gần 10 người trong ngôi nhà sàn nhỏ. Khi nhà nước có chính sách giãn dân, hai vợ chồng suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định đến nơi ở mới để gầy dựng cuộc sống.

Nói thêm về cuộc sống của người dân làng tái định cư, bà Rơ Ô H’Nhi-Trưởng thôn Plei H’Bel-cho biết: “Ban đầu chỉ khoảng 20-30 hộ, hiện đã có gần 70 hộ của 4 xã sinh sống ở đây. Hầu hết là vợ chồng trẻ với khát vọng xây dựng cuộc sống mới. Đời sống của người dân nơi đây đã có nhiều thay đổi tích cực”.

 

Trước đây, mỗi khi nhắc đến làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang), nhiều người thường sử dụng cụm từ: “ốc đảo”, “làng trên núi”. Vì ngôi làng được bao bọc bởi rừng già và núi cao. Muốn đến làng vào mùa mưa, chỉ có một cách là lội bộ hơn 7 km đường đất hẹp và dốc. Nhưng đó đã là chuyện của 3 năm về trước, còn giờ đây, Pờ Yầu đã khác. Năm 2019, Nhà nước đầu tư hơn 15 tỷ đồng làm đường bê tông dài 7,4 km lên làng Pờ Yầu, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi. Bên cạnh đó, UBND huyện Mang Yang cũng xây dựng đề án phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững; các ban, ngành, đoàn thể của huyện quan tâm hỗ trợ sinh kế, giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, vốn vay để phát triển sản xuất... Bà con dân làng đã biết trồng cây mang lại giá trị kinh tế cao, như: cà phê, bời lời, keo lai, biết cải tạo vườn tạp để trồng rau xanh; làm nhà vệ sinh, chuồng nuôi nhốt gia súc và công trình phụ. 100% người dân khi đau ốm đến cơ sở y tế, bệnh viện để khám, điều trị...

 

Ngắm nhìn diện mạo mới của làng, ông Tèo-Trưởng thôn Pờ Yầu-tự hào nói: “Nhờ có Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư con đường, rồi các cấp, các ngành thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ nên đời sống của bà con tiến bộ hơn trước nhiều. Nếu ngày trước chủ yếu “tự cung tự cấp”, cả tháng mới có người rời làng xuống xã, thì giờ đây, bà con tự chở nông sản đi bán chứ không chờ thương lái, bị ép giá. Nhiều gia đình đã làm được nhà sàn chắc chắn, mua máy cày để phục vụ sản xuất...”.  Cũng theo Trưởng thôn Pờ Yầu, hộ nghèo của làng giảm từ 64,6% (năm 2017) xuống còn 16,92% (năm 2021). Tỷ lệ này sẽ còn giảm mạnh, khi người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà tự mình nỗ lực vươn lên.

 

Vẫn biết “tấc đất, tấc vàng”, thế nhưng năm 2018, nhiều hộ dân ở buôn Phùm (xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) đã sẵn sàng hiến đất, giải phóng mặt bằng, làm mới con đường dài hơn 300 m từ quốc lộ 25 đến khu dân cư đến bến nước sông Ba.

 

Dừng chân trên con đường bê tông rộng rãi, hướng ánh nhìn sang lũ trẻ đang vô tư nô đùa bên bờ sông Ba, bà H’Nú nở nụ cười rạng rỡ. Bà từng trả lời thắc mắc vì sao không đòi tiền đền bù hơn 50 m đất làm đường bằng câu hỏi ngược lại rằng.

 

Câu chuyện của ông Ngưt (làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh) cũng minh chứng cho suy nghĩ tích cực, tất cả vì thế hệ tương lai.

 

Sau nhiều đêm trằn trọc, năm 2018, ông Ngưt quyết định lên gặp Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Hà Tây đề xuất xin hiến 2.500 m2 đất sản xuất đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình để xây dựng điểm trường mới. Trước sự “ngỡ ngàng” của Ban Giám hiệu, ông một lần nữa khẳng định quyết tâm: “Khi nào nhà trường triển khai, tôi sẽ vận động bà con góp sức, góp công thêm”. Với sự đồng lòng của người dân, không lâu sau, điểm trường làng Kon Kơ Mol đã hoàn thành với 3 phòng học khang trang cùng sân chơi rộng rãi, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của 200 học sinh ở 3 làng: Kon Sơ Lăl, Kon Kơ Mol, Kon Sơ Pai.

 

Thầy Hoàng Bùi Luyện-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Tây-cho biết: “Nhờ có ông Ngưt mà việc học của các em không bị gián đoạn, góp phần cùng nhà trường làm thay đổi nhận thức của người dân đối với việc học tập của con em mình. Cũng chính từ sự vận động tuyên truyền tích cực của các già làng, trưởng thôn, bí thư chi bộ mà xã Hà Tây giảm đáng kể tình trạng trẻ em bỏ học giữa chừng”.

Còn tại làng Phun Thanh (xã Ia Băng, huyện Chư Prông), sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời “xắn tay” cùng làm đến cuối năm 2021, làng đã được UBND huyện công nhận đạt chuẩn NTM. Trước khi đạt được kết quả này, làng Phun Thanh đã hoàn thành một trong những tiêu chí nan giải cuối cùng đó là hoàn thành di dời chuồng trại gia súc ra xa nhà ở, góp phần bảo vệ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh môi trường gia đình và cộng đồng. Trưởng thôn Kpă Dan thông tin: “100% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh; 91,7% hộ sử dụng nước sạch; 80,9% hộ dân trong làng có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường. Các hộ dân đã tự giác thu gom, xử lý rác thải, thường xuyên dọn vệ sinh đường làng. Đó là những kết quả tích cực nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ cuối: Phát triển gắn với bảo tồn văn hóa

(GLO)- Phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đã tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, hình thành các đô thị hạt nhân. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các làng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với các loại hình du lịch cộng đồng.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

E-magazine“Bông hồng thép” giàu lòng nhân ái

(GLO)- Không chỉ giỏi chuyên môn, Đại úy Đinh Thị Thu Hiền-Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Gia Lai) còn tạo dấu ấn bởi các hoạt động hướng về vùng khó khăn. Những việc làm của chị đã góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân.

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.