Emagazine

Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ 3: Mạnh dạn bước ra khỏi "vùng an toàn"

E-magazine Ấm no nhờ đổi nếp nghĩ, thay cách làm-Kỳ 3: Mạnh dạn bước ra khỏi "vùng an toàn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

Để nắm bắt tình hình cũng như đánh giá kết quả sau 10 năm triển khai thực hiện CVĐ, năm 2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiến hành điều tra dư luận xã hội trong 1.000 cán bộ cơ sở và hộ DTTS tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố. Kết quả cho thấy, CVĐ đã tạo những chuyển biến tích cực trên 10 nội dung thay đổi “nếp nghĩ” và 10 nội dung thay đổi “cách làm”. Cụ thể, 673/1.000 người đã trả lời “Đồng bào DTTS biết học tập để nâng cao hiểu biết, đưa con em đúng độ tuổi đến trường”; 646/1.000 người trả lời “Đồng bào DTTS biết sử dụng hiệu quả vốn vay ngân hàng để đầu tư sản xuất; không vay nặng lãi dưới mọi hình thức trái với quy định của pháp luật”; 663/1.000 người trả lời “Đồng bào DTTS xóa bỏ các tập tục lạc hậu; không thách cưới, không tổ chức ma chay, cưới hỏi dài ngày; không uống nhiều rượu, bia”…

 

Trở thành công nhân khai thác mủ cao su của Nông trường Đoàn Kết (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông), cuộc sống gia đình anh Kpuih Kong (làng Klũh Klăh, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông) đã bước sang trang mới. “Lương công nhân của mình khoảng 6 triệu đồng/tháng. Mình có bảo hiểm y tế để khám-chữa bệnh khi đau ốm. Mình tham gia các hoạt động do Nông trường, Công ty tổ chức, được giao lưu, học hỏi những người xung quanh nhiều cách làm hay để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày”-anh Kong chia sẻ.

 
 

Cũng như nhiều thanh niên trong làng, anh Kong từng sợ... vào làm công nhân. Cho đến một ngày, anh bị ốm phải nhập viện và tiền viện phí vượt khả năng của gia đình; trong khi người làng làm công nhân đau ốm có bảo hiểm y tế chi trả. Vì vậy, ngay sau khi xuất viện, anh đã quyết định nộp hồ sơ xin vào làm công nhân. “Mình còn học hỏi anh em trong Đội sản xuất tái canh 7 sào cà phê già cỗi, chuyển đổi 3 sào sang trồng 100 trụ hồ tiêu và chanh dây. Còn 1 sào đất vườn, mình cải tạo để trồng cỏ nuôi 9 con bò, 12 con dê”-anh Kong kể.

Thoát khỏi “vùng an toàn” để tham gia các lớp học nghề và “sống khỏe” từ nghề cũng được xem là sự bứt phá ngoạn mục trong chuyển biến về nhận thức của thanh niên DTTS. Nổi tiếng trong vùng nhờ thạo nghề và uy tín, trách nhiệm với công việc nên nhóm thợ xây của anh Bôk (làng O Deh, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa) luôn làm không hết việc. Nhiều năm trước, anh Bôk đăng ký học lớp sơ cấp nghề thợ nề, rồi xin theo các nhóm thợ làm công trình. Ban đầu, anh làm phụ hồ, rồi thợ phụ, sau thì lên thợ chính. “Hiện nhóm thợ của mình có 7 người, nhận xây các công trình ở làng, xã và vùng lân cận. Tiền công của thợ chính từ 300 đến 350 ngàn đồng/ngày; thợ phụ khoảng 250 ngàn đồng/ngày. Nhiều người rời làng đi làm công nhân ở các tỉnh phía Nam lương cũng chỉ 8-10 triệu đồng/tháng; mình làm gần nhà, thu nhập như thế này là cao rồi”-anh Bôk cho hay.

 

Còn với ông Nay Leo (buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa), sau 3 năm ngồi tù vì nhẹ dạ, cả tin nghe theo lời kẻ xấu chống phá chính quyền, ông quyết tâm làm lại từ đầu. Ông chủ động tham gia các hội thảo, tập huấn trồng trọt, chăn nuôi để áp dụng vào điều kiện sản xuất của gia đình. Nhờ vậy, 5 ha điều của gia đình phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng khá. “Thấy mình trồng điều có làm cỏ, bón phân, phun thuốc và đạt năng suất cao, bà con tìm đến học hỏi rồi làm theo. Mình dự định mua máy phun thuốc không người lái để chăm sóc vườn điều, giảm thời gian, chi phí thuê nhân công”-ông Leo cho biết.

 

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, CVĐ đã giúp cho gần 30 ngàn hộ nghèo DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên trong cuộc sống.

Nhắc đến các con, ánh mắt ông Ksor Thul (buôn Nu, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) không giấu được niềm vui và tự hào. 5/6 người con của vợ chồng ông đã tốt nghiệp đại học, có bằng cử nhân, kỹ sư.

 

Tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn, chị Nay H’Bluy-con gái thứ 3 của ông Thul hiện là giáo viên Trường Tiểu học xã Chư Rcăm (huyện Krông Pa). Chị trải lòng: “Tôi may mắn vì có ba mẹ, các anh luôn bên cạnh động viên, định hướng học hành. Biết tôi yêu nghề giáo, ba mẹ và các anh không ngại giúp tôi hiện thực hóa ước mơ. Mẹ mới mất, chỉ còn ba đã lớn tuổi nên tôi xin dạy ở gần nhà để tiện việc chăm sóc, đỡ đần”.

Cách nhà ông Thul không xa là gia đình bà Nay H’Bluin. Bà cũng có 3 cô con gái hiện đều có nghề nghiệp ổn định, là giáo viên, bác sĩ, viên chức. Vợ chồng bà đã vượt qua rất nhiều định kiến để cho các con theo đuổi cái chữ.

 

Hiện nay, nhiều thanh niên DTTS đã dám nghĩ khác, làm khác. Họ biết khai thác những giá trị văn hóa từ làng để tạo việc làm, thu nhập cho bản thân và những người xung quanh. Năm 2018, chàng trai Rcom Dam Mơ Ai (33 tuổi, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đã lập Fanpage có tên “Jrai Food”. Những bài viết, hình ảnh về các món ăn như: lá mì xào, cà đắng, cà xóc, muối cá khô, lòng đắng, dế cơm cuốn lá lốt, thịt nhái xào lá giang... sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm từ cộng đồng. Hiện Fanpage “Jrai Food” của anh Mơ Ai có gần 3.000 lượt theo dõi cùng với lượng tương tác khá lớn. Thông qua Fanpage, anh Mơ Ai đã quảng bá, tiêu thụ nhiều mặt hàng đặc trưng của địa phương như: muối é, muối cỏ thơm, muối kiến, thịt bò một nắng, rượu cần.

 

Không qua trường lớp đào tạo song những chàng trai ở làng Vel (xã Ia Ko, huyện Chư Sê) đã khiến nhiều người thán phục vì kênh YouTube “Đur Siu Official 81” nhận nút vàng trong năm 2021. Những clip về âm nhạc với giọng ca đầy nội lực và khả năng chơi thuần thục nhiều nhạc cụ của các chàng trai Jrai sau khi đăng tải đã thu hút đông đảo lượt xem. Nhóm của Siu Đur còn làm nhiều clip về ẩm thực, tiểu phẩm hài liên quan đến đời sống hàng ngày của người Jrai. Số tiền thu được từ làm YouTube, các thành viên chia nhau để phụ giúp gia đình và tiếp tục đầu tư những video tiếp theo.

 

Du khách khi đến huyện Kbang đều muốn một lần ghé homestay của anh Đinh Văn Ngưi (làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng). Homestay của anh hoạt động năm 2018 trên diện tích gần 1 ha gồm: nhà sàn lưu trú, nhà sàn ẩm thực, hồ sen, ao cá... Anh còn bố trí điểm trưng bày các sản phẩm nhạc cụ, thổ cẩm đặc trưng của người Bahnar. Từ đầu năm đến nay, homestay đón hơn 2.000 lượt khách và hàng trăm khách theo tour trekking rừng. Tùy theo lượng khách, homestay tạo việc làm cho 10-20 người dân trong làng, tiền công 200-400 ngàn đồng/ngày. Người dân trong làng có cơ hội giao lưu, học hỏi, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Tìm về ẩm thực xanh

E-magazineTìm về ẩm thực xanh

(GLO)- Ẩm thực của người Bahnar, Jrai chế biến đơn giản, nguyên liệu thường là những thứ sẵn có trong tự nhiên. Nhưng không vì thế mà món ăn thiếu đi sự hấp dẫn, ngược lại còn rất tròn vị và tinh tế.

Du lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

E-magazineDu lịch bay trên “đôi cánh” điện ảnh

(GLO)- Ngay khi nghe tin bộ phim truyện điện ảnh “Lạc rừng” sẽ được bấm máy tại Gia Lai vào tháng 8-2025, công chúng nơi đây đã rất háo hức, mong chờ. Là bởi, quê hương mình, xứ sở mình sẽ xuất hiện trong những thước phim tuyệt đẹp của một dự án phim đình đám.

Kể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

E-magazineKể chuyện văn hóa Jrai qua chiếc gùi mộc

(GLO)- Hầu hết các già làng đều cho rằng gùi mộc mang vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, là tiền thân của những chiếc gùi hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Vậy nhưng, những người có thể làm ra được gùi mộc nguyên bản trong cộng đồng hiện nay khá hiếm.

Nữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

E-magazineNữ kiến trúc sư đam mê nghệ thuật tạo hình

(GLO)- Với đôi tay khéo léo và khả năng sáng tạo, kiến trúc sư Nguyễn Thị Kiên Giang (SN 1988, tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã biến những thỏi đất sét, tấm nhựa composite thành sản phẩm trang trí nội thất, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

E-magazineVườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

(GLO)- Dù mới triển khai nhưng mô hình trồng nho hữu cơ kết hợp tham quan của anh Võ Hoàn Hảo (thôn Hưng Bình-Tân Hợp, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho thấy nhiều triển vọng. Cuối năm 2024, nho đỏ không hạt Xgreen của anh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây cũng là vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai.

Nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

E-magazineNhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

(GLO)- Đi một chiếc Dream Thái đến địa điểm đã hẹn cùng chúng tôi, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai từ xa đã nở nụ cười tươi. Xe của ông hằn dấu vết của thời gian. Nhìn chiếc xe, có thể phần nào nói lên tính cách của người đàn ông đam mê sưu tầm “đồ cổ”.

The Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

E-magazineThe Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

(GLO)- Tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm đắc địa của TP. Pleiku, The Maestro Đại Ngàn (số 63 – 65, đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá)-Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Gia Lai được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cho Pleiku trong hành trình hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.