Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Mỹ Thuận: Dâng cho đời niềm đam mê máu thịt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tuy không phải là “tấm thẻ số 1” trong làng nhiếp ảnh Việt Nam, nhưng anh đã trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh “gạo cội” và có “tên tuổi” trong trong giới chụp ảnh nghệ thuật của cả nước. Độc giả biết đến anh không chỉ bởi “mã hào quang” lãng tử đầy chất nghệ sĩ và đậm chất hào hoa; mà còn biết anh vì những bức ảnh “độc, lạ”. Đó là những bức ảnh đa diện về sắc mầu, đa dạng ở góc độ, có chiều sâu về không gian, có tính lịch sử về thời gian, và đó cũng chính là sự khác biệt so với nhiều nhiếp ảnh khác.

Chân dung nhiếp ảnh Huỳnh Mỹ Thuận.
Chân dung nhiếp ảnh Huỳnh Mỹ Thuận.

Nổi bật trong hàng ngàn tác phẩm ảnh nghệ thuật phản ánh sinh động cuộc sống con người, cảnh vật, thiên nhiên khắp mọi miền Tổ quốc qua dòng chảy thời gian của anh là tính bản ngã, sự thân thiện ấm áp, đầy tình người tình nhân ái khiến người xem xúc động đến ứa nước mắt.

Nhìn ở góc độ nào, ảnh Huỳnh Mỹ Thuận cũng có chiều sâu và nhân văn khiến con tim độc giả thổn thức, đồng nghiệp tâm phục khẩu phục, những người làm báo ngưỡng mộ. Anh bảo: “Chân mình đã đặt trên khắp 63 tỉnh, thành, kể cả đến những bản làng xa xôi hẻo lánh nhất của những miền cực Bắc Tổ quốc ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang; song mỗi lần đến là một lần xúc động. Mình đã “cảm” được nét đẹp của thiên nhiên; hòa vào cái tình của người bản xứ. Đời nghệ sĩ nhiếp ảnh thì không có điểm dừng lại, bởi những tấm ảnh là sự sáng tạo không ngừng”.

Bản Mèo trên núi
Bản Mèo trên núi



Sinh ra ở ngoại ô Sài Gòn nhưng chọn Bình Dương làm quê hương sinh sống. Thủa thiếu thời anh đã đam mê chụp ảnh. Để rồi sau hơn 20 năm “chân đi, tay bấm máy”, anh đã đem lại cho riêng anh hàng chục ngàn tấm ảnh sinh động về đất nước, con người, vạn vật, thiên nhiên dọc chiều dài đất nước khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.

Những chuyến đi đẫm mồ hôi, rạc cẳng và tốn không ít công sức, tiền bạc ấy, đã đem lại cho anh hàng chục giải thưởng cao quý cấp quốc gia và Đông Nam Á; song giải thưởng lớn nhất, xúc động và nhân nghĩa nhất là được phục vụ độc giả, được độc giả đón nhận và trân trọng. Mỗi khi một tác phẩm ảnh  đồng bào nghèo người Mông, hay vùng đất hẻo lánh chợ Bắc Hà (Lào Cai); “Em bé bản Mường”, hay “Sắc màu Tây Bắc” (Hà Giang) được đăng trên tạp chí, là niềm vui lại nhân lên. Bởi chính những bức ảnh ấy đã rút gần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, giữa người dân tộc thiểu số với người thành phố.

Và cao quý hơn, anh đã quảng bá đất nước con người Việt Nam qua những khung hình. Thế giới biết người Dao đỏ, chợ Bắc Hà, nét đẹp Hà Nhì, Phiên chợ vùng cao… qua tác phẩm của anh. Nhiều người Việt xem ảnh anh xúc động rưng rưng nước mắt. Những tấm ảnh “độc lạ sắc màu” của anh là “đòn bẩy, là nguồn cội” để hàng ngàn chuyến du lịch của người nước ngoài và người Việt Nam đến với đồng bào Tây Bắc

 

 Một góc chợ Bắc Hà
Một góc chợ Bắc Hà

Cái mà anh sung sướng nhất là được đến khắp “hang cùng ngõ hẻm” và “ghi”, “chộp” lại những khoảnh khắc sinh hoạt của người dân bản xứ, song niềm hạnh phúc nhất là đem đến cho độc giả những bức ảnh thắm tình đời, tình người. “Chụp ảnh là công việc đam mê, những tấm ảnh là hơi thở, là nhựa sống mỗi ngày. Niềm vui nhất của tôi là mỗi ngày dâng cho đời những tấm ảnh đẹp”, anh chia sẻ

 

Phố núi Sa-pa
Phố núi Sa-pa
a
Cung bậc của núi
Sắc màu thổ cẩm người Mông đỏ
Sắc màu thổ cẩm người Mông đỏ
Nhà người Mông giữa sườn đồi
Nhà người Mông giữa sườn đồi
Nụ cười được mùa hoa cải
Nụ cười được mùa hoa cải
Phiên chợ bán trâu của người Mông đen
Phiên chợ bán trâu của người Mông đen

Mai Thắng (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.