Cho vay nặng lãi bị xử lý hình sự

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước các vụ vỡ nợ tiền tỷ ở TP.Pleiku, và các vụ cho vay với lãi suất rất cao (lên đến 6%, 9%) nhiều người dân thắc mắc: Tại sao một số con nợ, chủ cho vay nặng lãi không bị bắt giữ? Vậy những trường hợp này có phải là cho vay nặng lãi và pháp luật xử lý việc cho vay nặng lãi như thế nào?
Trả lời: Những người có nguồn tiền nhàn rỗi thường cho những người khác vay mượn. Việc vay mượn này có nhiều mục đích khác nhau và thường kèm theo lãi suất tùy theo sự thỏa thuận của hai bên. Việc cho vay này nhiều khi mang tính tích cực, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của người dân, nhưng cũng có không ít trường hợp lợi dụng sự bức bách về vốn nhằm giải quyết các nhu cầu cuộc sống để trục lợi một cách trái pháp luật. Nếu việc cho vay ở mức lãi suất thấp thì đó chỉ là những quan hệ dân sự bình thường. Khi có tranh chấp thì các bên tự thỏa thuận với nhau nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết thông qua bản án hay quyết định dân sự. Tuy nhiên, người cho vay với mức lãi suất quá cao thì có dấu hiệu phạm tội hình sự.
Điều 163 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất bóc lột, thì bị phạt tiền từ 1 đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. Phạm tội mà thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc khác nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Luật gia Bùi Lê Duy

Có thể bạn quan tâm

Bị phạt vì tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu

Bị phạt vì tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu

(GLO)- Qua đường dây nóng của Báo Gia Lai, bà Đặng Thị Thơm (SN 1975), trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai phản ánh việc bà bị Công an thị trấn Ia Kha phạt 500.000 đồng vì lỗi tự ý sửa chữa trong sổ hộ khẩu gia đình nhưng không có hóa đơn, biên lai gì mà chỉ có mỗi biên bản vi phạm hành chính.

Hỏi-đáp pháp luật

Bà Hồ Thị Minh Linh Trà Xuân- Trà Bồng- Quảng Ngãi, hỏi: Khi tôi yêu cầu Thi hành án, mà người thi hành án khai là không đủ khả năng để trả. Vậy tôi phải làm đơn như thế nào và gửi cấp nào cao hơn Thi hàn án Quân khu V.

Bạn đọc hỏi-cơ quan chức năng trả lời:

(GLO)- Vừa qua, Báo Gia Lai có nhận thư hỏi của ông Nguyễn Viết Hậu (tỉnh Bình Dương) về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP, ngày 24-12-2010 của Chính phủ.

Hỏi-đáp pháp luật

Ông Phan Văn Anh, ở huyện Chư Pah, hỏi: Việc xử lý tài sản trong trường hợp chỉ thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền trên đất được tiến hành như thế nào?

Tư vấn pháp luật

(GLO)- Tôi sinh sống tại nước ngoài hơn 10 năm nay, mang 2 quốc tịch (trong đó có quốc tịch Việt Nam). Xin hỏi thủ tục để tôi được phép mua bất động sản tại Việt Nam.
Chậm giải quyết khiếu nại

Chậm giải quyết khiếu nại

Ông Đinh Văn Cửu, ở Chư Pah hỏi: Tôi không đồng tình việc giải quyết khiếu nại của UBND cấp xã đối với sự việc của mình, tôi đã làm đơn đến UBND huyện, sau đó sự việc được chuyển về xã giải quyết lại. Không biết quy định của pháp luật như thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại?
Thông qua hay quyết định?

Thông qua hay quyết định?

Ông Nguyễn Hữu Thân ở thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai (Gia Lai) hỏi: “Trên một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về các kỳ họp HĐND các cấp thường đề cập là “tại kỳ họp thứ X HĐND khóa Y. đã thông qua tờ trình…”, “tại kỳ họp thứ M. HĐND khóa Y. đã thông qua Nghị quyết…”... Dùng các cụm từ “thông qua” như vậy có hợp lý không?
Gia Lai: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất

Gia Lai: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất

Mặc dù đã sử dụng đất ở ổn định gần 10 năm nhưng vẫn không thể làm thủ tục sở hữu kể từ năm 1992, ông Hà Tân Tiến buộc phải khiếu nại đến UBND phường Tây Sơn (TP. Pleiku) nơi có đất tọa lạc và cuối cùng là khởi kiện đến Tòa án Nhân dân TP. Pleiku vào ngày 26-5-2008 để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự này.
Đập phá mồ mả là vi phạm pháp luật

Đập phá mồ mả là vi phạm pháp luật

Ông Trịnh Đình Tý, thị xã An Khê, viết: Năm 2009, ông Phạm Thanh Vương hai lần đập phá mồ mả của ông Trịnh Trần Kiệt (là ông cố của tôi). Việc ông Vương đập phá mồ mả có rất nhiều người hàng xóm làm chứng và tôi đã báo cáo vụ việc đến các cấp chức năng giải quyết.