Tự hào là người chiến sĩ Công an nhân dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trải qua chặng đường 77 năm xây dựng, chiến đấu, rèn luyện và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, từ trong chiến tranh hay giữa thời bình với muôn vàn mất mát, hy sinh là biết bao câu chuyện huyền thoại hào hùng về những chiến công của cán bộ, chiến sĩ Công an đã trở thành bất tử.  
Chúng ta cùng nhớ lại 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hơn 30 năm trường kỳ kháng chiến, hằn sâu trong ký ức của mỗi người con đất Việt là những hố bom, vết đạn của quân thù; những di chứng mà chiến tranh để lại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hàng ngàn vạn chiến sĩ lên đường ra trận không tiếc thân mình, dâng hiến tuổi xuân và nhiệt huyết cho hòa bình, nền độc lập của dân tộc. Người trở về, nhưng một phần xương thịt còn để lại chiến trường, người nằm lại rừng xanh...
Cùng nhớ lại, trên mỗi nẻo đường hành quân ra trận, tên đất, tên làng, tên núi, tên sông, ở nơi đâu cũng thành chiến lũy. Từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, đất mẹ Tổ quốc không chỉ ghi dấu những chiến công lừng lẫy, mà còn cả những tượng đài tưởng niệm liệt sĩ lưu danh mãi mãi về sau… Và thật sự, khi nghĩ về người chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam đều dạt dào cảm xúc tự hào và biết ơn về những cống hiến của các anh, những người chịu nhiều gian khổ, hy sinh. Một sự hy sinh cao thượng, dũng cảm, thầm lặng không chỉ của riêng mình, mà còn là nỗi đau oằn trên vai những người mẹ, người vợ, người thân của gia đình các anh.
Từ trong chiến tranh cho đến thời bình hôm nay, phẩm chất của người Công an nhân dân Việt Nam vẫn sáng mãi. Đó là chất thép được tôi luyện từ sự giáo dục của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ kính yêu. Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng đi bất cư đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc và Nhân dân cần đến đã trở thành mệnh lệnh từ trái tim của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Phẩm chất vì Nhân dân quên mình, vì Nhân dân hy sinh đã ăn sâu vào máu thịt đối với mỗi người chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam. Hai tiếng Nhân dân đã trở thành mệnh lệnh trong trái tim của những người chiến sĩ Công an. Bởi vậy, đâu phải chỉ trong thời chiến, mà cả thời bình, nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước được đặt lên hàng đầu. Một nhiệm vụ nặng nề đầy hy sinh và đòi hỏi sự quả cảm của người cán bộ, chiến sĩ Công an.
Cán bộ chiến sỹ thăm nhà Truyền thống, nơi lưu giữ kỷ vật lịch sử Công an Gia Lai. Ảnh: NVCC
Cán bộ, chiến sĩ thăm Nhà truyền thống, nơi lưu giữ kỷ vật lịch sử Công an Gia Lai. Ảnh: NVCC
Và rất tự nhiên, Công an nhân dân đã trở thành tên gọi thiêng liêng, vừa hết sức giản dị, vừa gần gũi thân thương, trở thành biểu tượng cao đẹp trong lòng người dân Việt Nam về một mẫu hình con người mới xã hội chủ nghĩa, một nhân cách văn hóa Việt Nam.
...Cũng như bao người thuộc thế hệ trẻ, tôi may mắn được sinh ra, trưởng thành và học tập khi đất nước đã bình yên, được tự do hít bầu không khí hòa bình, tự do ngước nhìn mây trắng trời xanh và nghe biết bao câu truyện của quá khứ, mà thấm thía giá trị vĩnh hằng về những người con đã dâng hiến tuổi xuân, cuộc đời cho Tổ quốc. Tôi tự hào vì là người dân Việt Nam, và may mắn hơn, được lớn lên, học tập, rèn luyện và trưởng thành trong đất nước hòa bình, thống nhất. Nay trở thành người chiến sĩ Công an nhân dân, tôi càng thêm tự hào và cảm nhận được trọng trách trên đôi vai mình. Vì mình đang bước tiếp những trang sử vẻ vang mà cha anh đã để lại.
Đã qua rồi thời khói bom đạn lửa, trèo đèo, lội suối nên tôi chỉ hình dung hai chữ “chiến tranh” qua lời kể của cha về ông nội và thế hệ đi trước, qua sách báo, phim ảnh và những chuyến tham quan, thực tế đến những miền đất lịch sử, địa danh lịch sử theo dọc dài đất nước. Trong đó có những miền đất, địa chỉ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng tôi, nhất là các chuyến tham quan đến Bảo tàng truyền thống Công an nhân dân, tham quan Nhà tù Côn Đảo, các nghĩa trang liệt sĩ… Không chỉ riêng tôi, tất cả mọi người cùng đi đã khóc, những giọt nước mắt hoà trong cơn mưa bất chợt của trời, tan trong từng nắm đất đưa tiễn các anh linh đã ngã xuống. Dường như lòng ai cũng run lên vì một danh sách dài tên các liệt sĩ, có nhiều mẹ đã dâng hiến cho đất nước người con duy nhất, thậm chí là ba bốn người con ra đi và không một lần trở lại thăm mái tranh nghèo, nơi các mẹ đang ngày đêm trông ngóng… Các anh đã đi vào hồn thiêng sông núi để Tổ quốc Việt Nam được mãi trường tồn, bát ngát mùa xuân.
Cán bộ, chiến sĩ Công an chụp hình lưu niệm trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: NVCC
Cán bộ, chiến sĩ Công an chụp hình lưu niệm trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: NVCC

 Hôm nay, trang sử mới của dân tộc đã được mở ra, trang của sự đổi mới, phát triển và hội nhập sâu rộng với thế giới. Trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao độ, hình ảnh “người chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam” vẫn vẹn nguyên với vai trò tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới cùng toàn Đảng, toàn dân. 

Người chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hôm nay vẫn tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đất nước hòa bình, song những cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam vẫn “ra trận” và không ít người tiếp tục ngã xuống vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân.
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, hình ảnh người chiến sĩ Công an phối hợp cùng với các lực lượng khác triển khai tốt công tác phòng-chống dịch, nhất là tăng cường lực lượng bám cơ sở, tích cực nắm hộ, nắm người, di biến động dân cư với phương châm “chống dịch như chống giặc”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”. Huy động hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ phối hợp với các ngành, các cấp triển khai kịp thời, hiệu quả công tác truy vết, bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu phong tỏa, khu cách ly tập trung, các điểm tiêm chủng vắc xin và chốt kiểm dịch… Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Công an dầm mưa, dãi nắng, vất vả, xuyên đêm, bán chốt, bám địa bàn, truy vết thần tốc Covid-19 đã trở thành biểu tượng đẹp “Vì Nhân dân quên mình”.
Trung tá NGÔ HỮU TUẤN
 

Có thể bạn quan tâm

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

"Đây là mùa giải yoyo cuối cùng mà Dũng tổ chức với tư cách là người độc thân". Nói đến đây, anh Lê Minh Dũng (34 tuổi), ngụ ở đường Trần Bình Trọng, P.1, Q.10, TP.HCM quỳ xuống cầu hôn bạn gái mình, trong sự vỗ tay reo hò của hàng trăm anh em yêu mến yoyo.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.