Emagazine

Ôn thi tốt nghiệp THPT: Bước vào giai đoạn nước rút

E-magazine Ôn thi tốt nghiệp THPT: Bước vào giai đoạn nước rút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

Ngày 31-3, Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo nhằm định hướng ôn tập cho học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Đây được xem là cơ sở giúp nhà trường và học sinh nắm được cấu trúc đề thi theo ma trận đã được Bộ GD-ĐT xây dựng với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Theo nhận định của nhiều giáo viên và học sinh, đề tham khảo của 9 môn thi (gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân) bám sát kiến thức cơ bản trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12 đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh vào tháng 9-2021, song vẫn có phần phân hóa với nhóm câu hỏi ở mức vận dụng, vận dụng cao.

Ngay sau đó, Sở GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo các trường phổ thông trực thuộc, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên các huyện và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh nhanh chóng tiếp nhận, triển khai bộ đề thi tham khảo của Bộ GD-ĐT cho từng tổ bộ môn để vận dụng hiệu quả vào quá trình dạy học, ôn tập cho học sinh lớp 12. Đồng thời, phát triển thêm các đề thi tham khảo của trường hoặc cụm trường để bổ sung vào tài liệu ôn tập phù hợp với nhu cầu và năng lực học sinh.

 


Tại Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku), công tác ôn thi tốt nghiệp cho 533 học sinh lớp 12 được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm học 2021-2022 nhằm đạt tỷ lệ trên 99,5% đậu tốt nghiệp. Cùng với việc tổ chức ôn tập các bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh), nhà trường đã biên chế lại các lớp học (Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội) phù hợp với nguyện vọng đăng ký và năng lực của học sinh. Song song đó, nhà trường rà soát và lập danh sách những học sinh có nguy cơ hỏng tốt nghiệp, giao tổ chuyên môn phân công giáo viên giúp đỡ, phụ đạo hàng ngày tại các giờ học chính khóa, ôn tập.

Theo cô Nguyễn Thị Ngọc Uyên-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, trước khi Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên sử dụng tài liệu và bộ đề thi thử của 9 môn thi do nhà trường xây dựng để dạy trong các tiết tự chọn cũng như ôn tập cho học sinh; đồng thời tham khảo và sưu tầm thêm các bộ đề trên mạng internet.
 

 


Những ngày này, Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ia Grai) cũng đang tăng cường ôn thi “nước rút” cho 179 học sinh lớp 12. Hoạt động ôn tập được tổ chức trái buổi với thời lượng 2 tiết/môn thi và sẽ tăng số tiết sau khi hoàn thành chương trình năm học. “Về bộ đề thi tham khảo của Bộ GD-ĐT, Ban Giám hiệu nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn tiến hành phân tích, nghiên cứu cấu trúc đề để nắm bắt được các nội dung cốt lõi, từ đó điều chỉnh lại tài liệu ôn tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nhà trường phấn đấu duy trì kết quả 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT như 2 năm trước”-Hiệu trưởng Trần Bá Công cho biết.

Tương tự, căn cứ bộ đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của Bộ GD-ĐT và tài liệu ôn tập những năm trước, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) cũng đã linh hoạt điều chỉnh và xây dựng bộ đề riêng phù hợp với từng lớp học.
 

 

“Theo nhận định từ các tổ chuyên môn, mức độ kiến thức trong đề thi tham khảo năm nay có phần khó hơn so với năm trước, nhất là các môn khoa học tự nhiên. Để học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng làm bài, vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, nhà trường tổ chức cho các em thi thử tốt nghiệp và sẽ duy trì hoạt động này đến ngày thi chính thức. Kết quả thi thử còn giúp nhà trường nắm bắt được năng lực của từng học sinh để có kế hoạch hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là với những em bị hổng kiến thức, có nguy cơ hỏng tốt nghiệp”-Hiệu trưởng Đỗ Bách Khoa thông tin.
 

 

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa, nhiều học sinh cũng đã tích cực tiếp cận đề qua mạng internet. Em Trần Thảo Nguyên-học sinh lớp 12A3 (Trường THPT Lê Lợi) chia sẻ: “Sau khi xem qua bộ đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm nay của Bộ GD-ĐT, em thấy các câu hỏi được biên soạn, sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và đảm bảo ở 4 mức độ. Dựa vào đó, em có thể khoanh vùng kiến thức cốt lõi cần tập trung và thay đổi định hướng ôn luyện. Em sẽ cố gắng ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô nhằm đạt kết quả cao tại kỳ thi quan trọng sắp tới”.
 

 
 

Có thể bạn quan tâm

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.