Những hy sinh thầm lặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với rất nhiều người, họ chỉ nhớ đến các y-bác sĩ điều trị cho bệnh nhân chẳng mấy ai nhớ đến những y-bác sĩ dự phòng. Dù không trực tiếp tham gia vào công tác khám-chữa bệnh nhưng công việc mà các y-bác sĩ dự phòng làm đã và đang góp phần phòng-chống dịch bệnh cho cả cộng đồng. Đó hầu hết là những công việc độc hại, nguy hiểm và sự hy sinh thầm lặng của họ cần được ghi nhận và biểu dương.

Những người lặng thầm vùng tâm dịch

Nói như các cụ xưa là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nhưng ngày nay, nếu chọn nghề giữa bác sĩ điều trị và bác sĩ dự phòng thì nhiều người sẽ chọn làm bác sĩ điều trị vì công việc có thu nhập, các mức trợ cấp, phụ cấp cũng ưu đãi và hết giờ làm công có thể đi làm tư nâng cao thu nhập… Nhưng với các y-bác sĩ thuộc lĩnh vực dự phòng thì công việc vất vả, gian khổ, phải dấn thân vào những tâm điểm của dịch, phải lặn lội vào những buôn làng xa xôi hẻo lánh để phòng-chống dịch… Công việc lặng thầm, nhiều hy sinh nhưng thu nhập không đủ nuôi sống bản thân và gia đình nên dần dà nhiều người trẻ cũng… ngại dấn thân.

 

Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở cơ sở. Ảnh: Đức Thụy
Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở cơ sở. Ảnh: Đức Thụy

Theo thống kê của Sở Y tế Gia Lai, tỉnh ta hiện đang thiếu bác sĩ trong số đó thiếu nhiều nhất vẫn là bác sĩ dự phòng. Mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi các bác sĩ về tỉnh công tác nhưng chưa thể bù đắp lượng thiếu hụt. Chính vì vậy, lực lượng y-bác sĩ nói chung, nhất là mảng y tế dự phòng nói riêng phải làm việc hết sức mình trong công tác phòng-chống dịch và công việc càng nhân lên gấp bội khi trên địa bàn tỉnh xuất hiện các ổ dịch.

Tôi còn nhớ năm 2009, khi dịch cúm A/H1N1 xuất hiện trên địa bàn tỉnh song song đó là bệnh sốt xuất huyết hoành hành. Trong khi các phương tiện thông tin chỉ chăm chăm vào việc đưa tin về lực lượng y-bác sĩ tại các bệnh viện trong việc khám-điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm thì ngoài kia các y-bác sĩ dự phòng lại hết sức vất vả trong công tác phòng-chống dịch. Họ cần mẫn thống kê những chiếc xe chở khách từ vùng tâm dịch, giám sát từng hành khách để nắm thông tin và họ cũng là những người đầu tiên tiếp xúc với những bệnh nhân mang mầm bệnh. Không chỉ vậy, khi có dịch xảy ra, họ lại chính là những người đầu tiên có mặt ở vùng tâm dịch để kịp thời lấy mẫu giám sát, có kế hoạch khoanh vùng, khống chế không để dịch lây lan.

Năm 2009, ở thời điểm cúm A/H1N1 xuất hiện, bác sĩ Phạm Quốc Bảo khi ấy là Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh (nay đã nghỉ hưu) lúc nào cũng đầu bù tóc rối, luôn trong tác phong sẵn sàng tác chiến nếu có dịch xảy ra. Các y-bác sĩ dự phòng từ tỉnh đến cơ sở cứ phải gọi là vắt chân lên cổ mà chạy vì công việc dồn dập. Thế nhưng khi đỉnh dịch đi qua và dần dần được khống chế, khi có ý định viết về những hy sinh thầm lặng của các y-bác sĩ dự phòng thì không chỉ bác sĩ Phạm Quốc Bảo mà những người trực tiếp trong công tác phòng-chống dịch khi ấy lại khiêm nhường cho rằng việc ấy cũng chẳng có gì đáng nói, đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của các y-bác sĩ dự phòng đối với cộng đồng.

Y tế dự phòng… nỗi niềm chưa tỏ

Không chỉ dịch cúm A/H1N1, bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và mới đây là bệnh sởi hoành hành…, vẫn là những bóng áo trắng thầm lặng, xông pha vào vùng tâm dịch, không quản ngại vất vả gian lao. Chính những nỗ lực, tận tụy của những y-bác sĩ dự phòng trong công tác phòng-chống dịch, nhiều dịch bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh đã được khống chế và đẩy lùi; bệnh bại liệt được thanh toán, loại trừ uốn ván sơ sinh; từng bước khống chế các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. Dịch hạch, bại liệt, dịch tả nhiều năm liền không xảy ra, tình hình mắc và tử vong do sốt rét giảm đáng kể; công tác tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi được triển khai thường xuyên.

“Khó có thể kể hết những gian khổ của các y-bác sĩ dự phòng. Công việc vất vả, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều hóa chất độc hại trong công tác phòng-chống dịch; nguy hiểm hơn là phải tiếp xúc với những bệnh truyền nhiễm, phải có mặt đầu tiên ở nơi xuất hiện dịch… Đôi khi vì tính chất công việc, nhiều người còn bị lây bệnh và mang cả mầm bệnh về cho gia đình. Không chỉ vậy, nhiều người dân đôi khi không hiểu và thông cảm cho công việc của chúng tôi khi thấy đội ngũ phòng-chống dịch mặc quần áo bảo hộ, lỉnh kỉnh chai lọ, bình phun thuốc xuống khoanh vùng, tẩy trùng ổ dịch. Nhiều người nghi ngại thậm chí không hợp tác nên đôi khi cũng thấy tủi thân. Cũng là thầy thuốc phục vụ người dân nhưng mấy ai nhớ đến những y- bác sĩ dự phòng trong khi những hy sinh, cống hiến của đội ngũ y-bác sĩ dự phòng vì sức khỏe của nhân dân là không nhỏ”-một bác sĩ chia sẻ về nghề.

“Nói thì nghe nhẹ nhàng nhưng để giám sát bệnh sốt rét, cán bộ y tế dự phòng chúng tôi phải thức trắng đêm, chia nhau ngồi hàng giờ giám sát muỗi. Rồi khi người dân ngủ họ lại phải thức để giám sát việc ngủ màn của người dân. Khi vào chiến dịch phòng-chống sốt rét, đội ngũ y-bác sĩ dự phòng lại lặng lẽ xuống những làng xã vùng sâu, vùng xa để thực hiện công tác tuyên truyền, phòng-chống dịch, phun thuốc diệt muỗi, tẩm màn cho người dân... Mùa khô thì còn đỡ chứ vào mùa mưa, giao thông cách trở thì khó khăn trong công tác phòng-chống dịch càng nhân lên gấp bội”-bác sĩ Phan Gia Công-Giám đốc Trung tâm Phòng-chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh cho biết.

 

*
 *      *

 

Vất vả là vậy, nhưng đội ngũ những người làm công tác y tế trên địa bàn tỉnh luôn tận tụy, hết mình vì công việc. Họ có thể là các y-bác sĩ dự phòng gắn bó, bám sát cơ sở, không quản ngại khó khăn góp sức mình phòng-chống dịch bệnh cho cộng đồng; là đội ngũ y-bác sĩ điều trị, cứu chữa cho người bệnh hay đơn giản họ là những nhân viên y tế thôn làng công việc nhiều nhưng phụ cấp chẳng bao nhiêu vẫn hăng say thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân…; là các bác sĩ pháp y luôn có mặt bất cứ lúc nào để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu; là những thầy giáo-thầy thuốc tận tình truyền đạt kiến thức, nêu gương sáng về y đức cho học sinh… Và còn rất nhiều cán bộ y tế ở các lĩnh vực khác không thể kể hết đã có những đóng góp, cống hiến thầm lặng cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chính những hy sinh thầm lặng của họ đã giúp đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) xin gửi đến các y-bác sĩ, nhân viên y tế lời tri ân sâu sắc.

Như Ý

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.
An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

(GLO)- Sáng 28-5, Ban Vận động hiến máu tình nguyện thị xã An Khê phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị xã và Khoa Huyết học-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hiến máu tình nguyện lần thứ I năm 2017.
Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

(GLO)- Bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn còn dai dẳng ở một số địa phương trong tỉnh Gia Lai nên ngành Y tế đang cùng các cấp chính quyền tập trung xử lý để dập tắt hoàn toàn SXH, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

(GLO)- Thời gian qua, tập thể cán bộ Trạm Y tế xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Ngày 19-4, Cục Quản lý dược cho biết, văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Les Laboratories Servier mới đây đã gửi báo cáo kèm theo kết quả điều tra, phân tích hóa học, đặc điểm nhận biết về thuốc giả mang tên Vastarel 20mg, số đăng ký VN-16510-13, số lô sản xuất: 929852, vỉ 30 viên, trên nhãn ghi mạo danh nhà sản xuất là Công ty Les Laboratories Servier - France.