Làm gì với trẻ hè này?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- “Một mùa hè đầy vội vã” là cảm nhận chung của hầu hết học sinh và phụ huynh trong đợt dịch Covid-19 lần này. Điều phụ huynh đau đầu nhất hiện nay là phải làm gì để con em có khoảng thời gian thực sự bổ ích, an toàn trong điều kiện thiếu người trông coi; các trung tâm dạy thêm, dạy kỹ năng sống cũng như các khu vui chơi, giải trí tạm dừng hoạt động? Không còn có thể “dựa dẫm” vào các yếu tố ngoại cảnh, gia đình trở thành nhân tố chính yếu trong nhiệm vụ quản lý con em dịp hè năm nay. 
Đây là nhiệm vụ khó khăn vì đa số phụ huynh vẫn phải đi làm. Trừ những người có ông, bà để gửi con, hầu hết gia đình phải loay hoay trước câu hỏi hóc búa: Làm gì với con trẻ? Nhiều gia đình chọn giải pháp thuê người trông coi, gửi con về quê hoặc nhờ ông bà ở quê lên trông hộ; lắp camera để có thể vừa đi làm vừa giám sát hoạt động của con ở nhà; thay nhau nghỉ phép để trông con…
Giải quyết xong vấn đề này thì vấn đề khác lại phát sinh: Trong khi đa số học sinh bậc THCS, THPT bận rộn với các chương trình học online và đã biết cách tự chăm sóc bản thân, quản lý thời gian cá nhân thì các cháu mầm non và tiểu học lại rất cần được cha mẹ tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tại nhà, nếu không muốn con mình quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ như ti vi, máy tính bảng, điện thoại thông minh. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều phụ huynh đã nảy ra ý tưởng rất sáng tạo nhằm quản lý con trẻ một cách hiệu quả, đồng thời giúp con có một khoảng thời gian nghỉ ngơi an toàn, bổ ích.
Chị Võ Thạch (98 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) cho biết: Gia đình chị có 2 con đều trong độ tuổi mầm non. Do vậy, từ đợt dịch trước, anh Nguyễn Ngọc Duy (chồng chị) đã nảy ra ý tưởng làm cho con một ngôi nhà… trên cây-mẫu hình mơ ước của mọi đứa trẻ. Anh Duy mua gỗ pallet về tự tay cưa, bào, đục, lắp ghép…, cặm cụi khoảng 1 tuần thì xong.
Ngôi nhà có diện tích tầm 4 m2 “treo” lưng chừng dưới tán cây khế sum suê trước nhà, cách mặt đất khoảng 2 m, đến giờ vẫn là địa điểm thu hút lũ trẻ. Ngày hè oi bức, tiếng cười đùa của chúng lẫn trong đám cây lá khiến cái nắng nóng như dịu đi. Những lúc rảnh rỗi, anh Duy thường chở các con đi ngắm cảnh thanh bình trên những cánh đồng gần nhà. Dịp này, anh chị còn tranh thủ rèn cho con tính tự lập thông qua các hoạt động thường ngày như: ăn uống, thay quần áo…
Anh Nguyễn Ngọc Duy (98 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) làm tặng các con ngôi nhà trên cây trong mùa dịch. Ảnh: Lam Nguyên
Anh Nguyễn Ngọc Duy (98 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) làm tặng các con ngôi nhà trên cây trong mùa dịch. Ảnh: Lam Nguyên
Từ việc hướng dẫn con gái là học sinh lớp 3 hình thành thói quen làm bạn với sách và cây cọ vẽ, chị Vũ Thị Mừng (thôn Chư Hậu 5, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cũng không quá bối rối khi mùa hè ập đến bất ngờ. Mới đây, chị mua gần 20 cuốn sách hay để 2 mẹ con cùng đọc trong đợt nghỉ dài ngày này. Chị Mừng chia sẻ bí quyết: Muốn tạo hứng thú cho con trong việc đọc cuốn sách nào, bản thân chị phải dành thời gian đọc trước, sau đó giới thiệu cho con những điều lý thú.
Ngoài công việc thường ngày, câu chuyện của 2 mẹ con luôn phong phú với chủ đề sách. Cũng có khi chị đề nghị con đọc và kể lại nội dung cuốn sách cho mẹ nghe. Đây là cách giúp trẻ nhớ lâu hơn các chi tiết và củng cố khả năng diễn đạt. Mùa dịch trước, con gái chị đã đọc được nhiều sách hay. Nhờ đó, bé phát triển khá tốt về ngôn ngữ và tư duy. Những khi rảnh rỗi, chị còn ngồi vẽ cùng con như 2 người bạn.
Nhiều gia đình sau khoảng thời gian bối rối cũng đã lên kế hoạch để giúp con “lấp đầy” những ngày hè bằng các hoạt động vui tươi, bổ ích như: tự học thêm, tự tay trồng và chăm sóc một cái cây, giúp bố mẹ làm việc nhà, học nấu ăn, cùng làm những thí nghiệm khoa học vui, chơi xếp hình puzzle, tái chế rác thải, xem phim… Điều này đòi hỏi phụ huynh phải vừa duy trì công việc thường ngày, vừa đóng vai những “chuyên gia” về kỹ năng sống thì mới có thể cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này.  
Có thể thấy, trong những đợt dịch, vai trò gia đình luôn được đề cao. Bởi vậy, thay vì bi quan, nhiều người đã xem đây là cơ hội để các thành viên gắn kết hơn, thấu hiểu nhau hơn và cùng nhìn lại lần nữa để cảm nhận sự ấm áp của gia đình. 
LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Đoàn xã Chư Răng khánh thành và bàn giao công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê", chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Tuổi trẻ Ia Pa chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Đường vào Harvard của nữ sinh 18 tuổi

Từng chỉ nói tiếng Anh bập bẹ khi sang Mỹ, nhưng Lê Nguyễn Nhật Hạ đã có sự thay đổi ngoạn mục. Cô bạn tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT North Dallas ở bang Texas và hiện tại đang là tân sinh viên ĐH Harvard (Mỹ).

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Nữ sinh chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng

Phạm Ngọc Trúc Linh (18 tuổi, quê Hà Tĩnh) đã thành công chinh phục học bổng toàn phần trị giá 360.000 AUD (tương đương 6 tỉ đồng) từ Trường ĐH Monash (Úc). Được biết, Linh là một trong số ít ứng viên nhận được suất học bổng của trường đại học này dành cho thí sinh quốc tế.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

Chuyện tình của cặp đôi mê... yoyo

"Đây là mùa giải yoyo cuối cùng mà Dũng tổ chức với tư cách là người độc thân". Nói đến đây, anh Lê Minh Dũng (34 tuổi), ngụ ở đường Trần Bình Trọng, P.1, Q.10, TP.HCM quỳ xuống cầu hôn bạn gái mình, trong sự vỗ tay reo hò của hàng trăm anh em yêu mến yoyo.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.