Công khai và minh bạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ năm 2014, các cơ sở y tế đề nghị Sở Y tế đề xuất UBND tỉnh giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức đấu thầu thuốc theo hình thức đại diện. Qua 2 năm thực hiện, hình thức đấu thầu này phù hợp với tình hình và đem lại những kết quả đáng mừng. “Năm nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục được chỉ định là đơn vị đại diện để thực hiện công tác này và có sự giám sát chặt chẽ từ các đơn vị khác”-ông Trần Duy Linh-Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết.

Trong buổi làm việc của UBND tỉnh với Sở Y tế và các ngành có liên quan tới công tác đấu thầu thuốc hồi trung tuần tháng 4-2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng đã ghi nhận việc triển khai công tác đấu thầu thuốc đã có những chuyển biến tích cực, danh mục thuốc được sử dụng tại các cơ sở khám-chữa bệnh ngày càng phong phú về chủng loại, đa dạng về dạng bào chế, góp phần nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, công tác đấu thầu thuốc trên địa bàn lần này phải triển khai đúng quy định, đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời thuốc phục vụ nhu cầu khám và điều trị bệnh cho người dân, không để thiếu thuốc trong thời điểm giữa hai hợp đồng mua thuốc năm trước và năm sau. Sau khi có kết quả đấu thầu, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các cơ sở y tế triển khai ngay việc áp dụng kết quả lựa chọn nhà thầu đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, công tác đấu thầu thuốc được Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai một cách tích cực. “Ngày thông báo và bán hồ sơ mở thầu là 21-6, tới ngày 11-7, chúng tôi sẽ bắt đầu mở thầu. Cho tới nay, công tác đấu thầu diễn ra thuận lợi và không có vướng mắc gì”-ông Phạm Bá Mỹ-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết. Công tác này diễn ra suôn sẻ là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, tích cực giữa các đơn vị như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư ở khâu thẩm định kế hoạch đấu thầu và hình thức đấu thầu nhằm đảm bảo giá thuốc; hình thức đấu thầu tuân thủ đúng các quy định hiện hành để trình UBND tỉnh phê duyệt; cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh khi cử người tham gia xuyên suốt vào tất cả các khâu đấu thầu từ khi xây dựng danh mục thuốc đến khi có kết quả đấu thầu theo quy định. Điểm mới và cũng là biện pháp nhằm giám sát tốt nhất công tác đấu thầu thuốc y tế hiện nay là Sở Y tế tăng cường 20 người từ các đơn vị trực thuộc Sở (mỗi đơn vị 1 người, gồm 16 dược sĩ, 2 bác sĩ và 2 cử nhân kinh tế) để bổ sung vào Hội đồng đấu thầu nhằm tạo ra sự công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, đồng thời cũng là cách để cán bộ của các đơn vị làm quen và được đào tạo về công tác đấu thầu.

Trước một số ý kiến về việc lựa chọn hình thức đấu thầu thuốc (đấu thầu tập trung, đấu thầu đại diện và đấu thầu đơn lẻ), ông Trần Duy Linh giải thích: “Hình thức nào cũng tốt, nhưng vấn đề là phải phù hợp với tình hình địa phương. Tỉnh ta đã thử nghiệm hình thức đấu thầu tập trung lẫn đơn lẻ nhưng không đem lại kết quả cao. Cụ thể, năm 2013, Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung, kết quả đấu thầu thuốc lựa chọn được 3 đơn vị trúng thầu (469 danh mục, đạt 56%). Kết quả đấu thầu thấp dẫn tới tình trạng thiếu thuốc kéo dài nhiều năm liên tục tại các cơ sở khám-chữa bệnh khiến UBND tỉnh chỉ đạo giao cho các cơ sở y tế tự tổ chức đấu thầu (đấu thầu đơn lẻ) bổ sung để đảm bảo có thuốc phục vụ nhu cầu điều trị của từng đơn vị. Tuy nhiên, vì điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực để triển khai công tác đấu thầu thuốc của từng cơ sở y tế có nhiều hạn chế và không đồng đều nên khi triển khai chỉ có 4 đơn vị thực hiện là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế các địa phương: Pleiku, Kbang, Đak Đoa. Còn các đơn vị còn lại không thực hiện được”.

Do vậy, năm 2014, theo kiến nghị của đa số các cơ sở y tế, Sở Y tế đề xuất UBND tỉnh giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức đấu thầu thuốc theo hình thức đại diện. Qua 2 năm thực hiện, tình hình đã có bước cải thiện rõ rệt. Nếu năm 2013, danh mục thuốc mời thầu là 834, danh mục trúng thầu 469 (đạt 56%), và số nhà thầu trúng chỉ có 3/20. Năm 2014, sau khi đổi hình thức đấu thầu đại diện, danh mục thuốc mời thầu là 830, danh mục trúng thầu 674 (đạt 81%), số nhà thầu tăng lên 52/62. Đến năm 2015, danh mục thuốc mời thầu tăng lên 850, danh mục trúng thầu tới 718 (đạt 84%) với 52/70 nhà thầu trúng thầu. Đặc biệt, 2 năm qua, trong danh mục thuốc đấu thầu, tỉnh rất quyết liệt trong việc mua thuốc biệt dược (thuốc đặc chế, giá đắt nhưng chất lượng). Nếu năm 2013, danh mục thuốc biệt dược là 0, đến năm 2014 đã có 71 loại, năm 2015 là 92 loại và năm 2016 dự kiến khoảng 100 loại.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.
An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

(GLO)- Sáng 28-5, Ban Vận động hiến máu tình nguyện thị xã An Khê phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị xã và Khoa Huyết học-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hiến máu tình nguyện lần thứ I năm 2017.
Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

(GLO)- Bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn còn dai dẳng ở một số địa phương trong tỉnh Gia Lai nên ngành Y tế đang cùng các cấp chính quyền tập trung xử lý để dập tắt hoàn toàn SXH, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

(GLO)- Thời gian qua, tập thể cán bộ Trạm Y tế xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Ngày 19-4, Cục Quản lý dược cho biết, văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Les Laboratories Servier mới đây đã gửi báo cáo kèm theo kết quả điều tra, phân tích hóa học, đặc điểm nhận biết về thuốc giả mang tên Vastarel 20mg, số đăng ký VN-16510-13, số lô sản xuất: 929852, vỉ 30 viên, trên nhãn ghi mạo danh nhà sản xuất là Công ty Les Laboratories Servier - France.