"Cô gái mù và 7năm học bài cùng chú"trúng tuyển ngành sư phạm ngữ văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Câu chuyện như cổ tích của Phạm Thị Thanh Tuyền trong bài viết “Đường đến giảng đường của cô gái mù” đăng trên Báo Thanh  Niên (ngày 23.6.2019), sẽ tiếp tục với hành trình 4 năm sắp tới. 
 
Nhiều năm liền chú và cháu là bạn học. Ảnh: NVCC
Trong đó, Phạm Thị Thanh Tuyền, cô gái trong bài viết "Đường đến giảng đường của cô gái mù” đăng trên Báo Thanh Niên (ngày 23.6.2019) đã trúng tuyển ngành sư phạm ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM theo phương thức ưu tiên xét tuyển.
Cô gái mù Thanh Tuyền là cựu học sinh Trường THPT Võ Trường Toản (Q.12, TP.HCM). Khi Thanh Tuyền lên 10 tuổi thì mẹ mất. Chỉ một năm sau thì cha của em qua đời. Tuyền ở cùng chú ruột của mình là chú Phạm Tơ mà em hay gọi thân thương là “chú Tư”. Mắt của Tuyền lại bị mất đi thị lực từng chút một. Ban đầu, Tuyền vẫn ngồi trên lớp học bình thường nhưng dần dần không nhìn thấy gì trên bảng nữa. Học trong lớp, nhiều khi em phải xin thầy cô chạy lên bảng để nhìn cho rõ. Đến những năm sau em bắt đầu dùng kính lúp, từ kính nhỏ rồi kính lớn. Đến một thời điểm thì Tuyền chỉ có thể ngồi nghe giảng.
Đến những giờ kiểm tra, giờ thi học kỳ thì lại rất khó khăn. Tuyền may mắn được thầy cô, bạn bè hỗ trợ hết sức mình. Đến giờ kiểm tra, giờ thi, Tuyền được bố trí phòng thi riêng ở phòng giám thị. Bạn bè làm xong bài sớm sẽ đến phòng này để giúp Tuyền đọc đề, bấm máy tính, đọc kết quả…
Gần như tối nào, Tuyền và chú Tư cũng học cùng nhau. Chú đọc bài trên lớp, Tuyền lẩm nhẩm học theo và ghi nhớ. Sau đó, hai chú cháu lại chuẩn bị làm bài tập hôm sau. Môn tiếng Anh, chú không biết tiếng, mỗi từ phải đọc từng chữ như tiếng Việt để em ghép lại học. Chú cháu cùng nhau học 7 năm trời như vậy. Những lúc buồn ngủ quá không chịu được hay có việc đi xa nhà, chú Tư phải đọc sẵn bài vào máy ghi âm để Tuyền nghe lại và học.
Khó khăn thế nhưng cô gái mù Thanh Tuyền đã vượt qua tất cả, vẫn luôn lạc quan và không ngừng nỗ  lực. Tuyền nói bạn bè cố gắng 1 thì mình phải cố gắng 10. Năm học then chốt như lớp 12, Tuyền học đến khuya, sáng sớm lại dậy học. Năm học này, Tuyển chỉ có 49kg, nhỏ thó. Nhưng cũng như các năm trước, cô bé luôn là học sinh giỏi, luôn nằm trong nhóm đứng đầu của lớp, chưa bao giờ tụt hạng. Năm lớp 11, Tuyền đạt điểm trung bình 9.2. Năm lớp 12 cũng đạt 9.2. Trong đó, ở lớp 12, hai môn học khó nhất với Tuyền khi thi là toán và tiếng Anh lần lượt là 8.9 và 9.0. Môn hóa học mà Tuyền thích nhất thì chưa bao giờ chịu dưới mức 9.0.
Đôi mắt của Tuyền thì sẽ còn tệ hơn. Hiện tại thị lực chỉ khoảng 1/10, nhìn mọi thứ nhòe nhoẹt nhưng sẽ đến lúc mắt em chỉ còn bóng tối. Bác sĩ nói nếu muốn mắt có thể nhìn được, phải đi sang Singapore, gắn chip, kích thích hệ thần kinh võng mạc. Nhưng chi phí con chip đã khoảng 500.000 USD, là một ước mơ quá xa vời.
 
Hai chú cháu sẽ viết tiếp câu chuyện cổ tích này thêm 4 năm trời sắp tới. Ảnh: Thanh Truyền
Vì làm hồ sơ xét tuyển sai năm 2018, Tuyền phải ở nhà 1 năm. Năm nay, em nộp hồ sơ vào 3 trường. Trước khi trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, em đã trúng tuyển vào một trường ĐH tư thục, được trường này cấp học bổng 100% cho suốt 4 năm theo ngành tâm lý học. Nhưng Tuyền vẫn muốn chờ đợi và đã trúng tuyển ngành sư phạm ngữ văn như mơ ước của mình.
Tuyền nói quyết định lựa chọn này em không biết đúng hay sai. Nhưng ít nhất lúc này em đã như ý nguyện. Em sẽ cố gắng theo đuổi ước mơ làm cô giáo của mình.
Và hành trình từ nhà đến trường, hành trình học bài mỗi đêm của cô gái mù Thanh Tuyền và chú Tư của mình sẽ tiếp tục. Câu chuyện cổ tích này sẽ kéo dài thêm 4 năm trời nữa!
Đăng Nguyên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.