Emagazine

Gia Lai hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh

E-magazine Gia Lai hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
 
 

Những năm qua, Gia Lai đang từng bước định hình và xây dựng nền kinh tế theo hướng tuần hoàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku) là một trong những doanh nghiệp tiên phong xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cà phê khép kín, từng bước xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn. 

 

Ông Thái Như Hiệp-Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty-cho hay: Cách đây hơn 10 năm, doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển dài hơi, từ lên kế hoạch, phương án kinh doanh đến xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất theo hệ sinh thái tuần hoàn. Đặc biệt, với phương châm tất cả cùng có lợi, Công ty đã tập hợp được khoảng 10 ngàn nông dân tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác để xây dựng vùng nguyên liệu hơn 22 ngàn ha cà phê sản xuất theo hướng xanh, bền vững, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tham gia chuỗi liên kết, người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và được Công ty hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác, hỗ trợ vật tư nông nghiệp đầu vào, bao tiêu đầu ra với giá tốt. Nhờ đó, sản phẩm của Công ty được các thị trường khó tính trên thế giới ưa chuộng; hoạt động sản xuất, xuất khẩu duy trì ổn định và tăng trưởng khá qua các năm.

 

“Cái lợi lớn nhất so với phương thức sản xuất trước đây là chúng tôi cùng nông dân chia sẻ lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm. Các hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân muốn sản phẩm của mình đi xa, có giá trị cao hơn thì phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ phía các nhà xuất khẩu. Còn đối với các doanh nghiệp cần xây dựng một vùng nguyên liệu xanh, sạch và kinh tế tuần hoàn để có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vào các thị trường khó tính”-ông Hiệp khẳng định.

 

Với việc sản xuất điện năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời) bổ sung cho điện lưới quốc gia, Tập đoàn Super Energy đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh tại văn phòng và nhà máy (trong đó có Nhà máy điện gió HBRE Chư Prông), Tập đoàn phát động sử dụng mô hình 3R (tiết giảm, tái sử dụng, tái chế), góp phần giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm tác động đến môi trường và thực hiện theo định hướng tái chế. Tại các nhà máy điện năng lượng mặt trời, điện gió, Tập đoàn khuyến khích nhân viên tận dụng đất trống và hỗ trợ chi phí để làm nông nghiệp sạch, nuôi gia súc, gia cầm, tạo ra nguyên liệu thực phẩm cung cấp tại chỗ.

 

Bên cạnh phát triển sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Super Energy còn làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.

 

Thời gian qua, Công ty cổ phần Nafoods Group đã cung cấp cho thị trường Gia Lai nguồn giống chanh dây sạch bệnh, cho năng suất cao. Đồng thời, Công ty liên kết sản xuất với các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân để hướng tới phát triển vùng nguyên liệu bền vững với mục tiêu các bên đều có lợi. Ông Trần Đức Nhân-Trưởng phòng Phát triển vùng trồng (Công ty cổ phần Nafoods Group) cho biết: “Hiện nay, Công ty đã xây dựng nhà máy chế biến chanh dây và sầu riêng với diện tích 10 ha tại xã An Phú, TP. Pleiku. Để có vùng nguyên liệu an toàn, hữu cơ, Công ty liên kết với 19 tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh canh tác gần 700 ha chanh dây, 177 ha sầu riêng. 

 
 
 
 

Tập đoàn Super Energy đang kết hợp các mục tiêu môi trường, xã hội và quản trị vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay, Tập đoàn đã đưa vào vận hành thương mại 9 nhà máy điện mặt trời và 1 nhà máy điện gió HBRE Chư Prông với tổng công suất hơn 886 MW. Hàng năm, Tập đoàn cung cấp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hơn 1,3 triệu kWh điện. Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo này đã góp phần giảm lượng khí thải carbon khoảng hơn 1,3 triệu tấn.

 
 

Còn Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Vĩnh Hiệp thì cho biết thêm: Để phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp xanh thì các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, phải xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tuần hoàn mà ở đó lợi nhuận được chia đều cho tất cả những người tham gia. Đây là xu hướng tất yếu. Ngay từ bây giờ, nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu không tham gia vào cuộc chơi thì sẽ không được cộng hưởng từ môi trường, sản phẩm sạch, lao động… và đến một lúc nào đó sẽ bị đào thải.

 

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hữu Quế-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-cho hay: Sở đã tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Mục tiêu của kế hoạch là phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả, tính gắn kết tuần hoàn giữa các doanh nghiệp và ngành kinh tế.

 

Để kế hoạch được triển khai thực hiện có hiệu quả, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu, rà soát thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh và đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn theo các hướng dẫn của trung ương. Đồng thời, thực hiện xúc tiến các dự án đầu tư vào năng lượng xanh trong và ngoài nước đáp ứng các tiêu chí kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng các dự án có tính chất liên kết vùng gắn với chống biến đổi khí hậu; trao đổi với các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế để tìm kiếm, huy động nguồn lực cho các dự án đầu tư gắn với phát triển kinh tế tuần hoàn. “Đặc biệt, Sở sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, thân thiện môi trường và sức khỏe; tăng cường đối thoại hợp tác công-tư về phát triển kinh tế tuần hoàn, trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ phù hợp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ”-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin thêm.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Những “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

E-magazineNhững “thủ lĩnh” thanh niên đa năng

(GLO)-Không chỉ làm tốt vai trò dẫn dắt công tác Đoàn, nhiều “thủ lĩnh” thanh niên còn tiên phong trong khởi nghiệp, lập nghiệp tại quê hương. Họ trở thành tấm gương sáng về sự gương mẫu, tinh thần dám nghĩ, dám làm để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) học tập.
Bảo tồn trống da

E-magazineBảo tồn trống da

(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.

Mùa ươi bay

E-magazineMùa ươi bay

(GLO)- Ươi là loại cây thân gỗ, mọc nhiều trong các cánh rừng ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Kbang… Từ giữa tháng 2 năm nay, cây ươi rừng ở Gia Lai đồng loạt ra quả. Giá thu mua hạt ươi 100-700 ngàn đồng/kg tùy loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu cây ươi không bị khai thác theo kiểu tận diệt. 
Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.