Đảng Cộng sản Việt Nam "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lịch sử Việt Nam đã trao cho Đảng Cộng sản Việt Nam sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng và đất nước, được cả dân tộc thừa nhận. Những thành công trong cuộc đổi mới đã khẳng định địa vị lãnh đạo độc tôn của Đảng.

Việc Hiến pháp 1992 của nước ta quy định tại Điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội không phải là sự áp đặt, mà là ý nguyện của toàn dân. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Việt Nam trong thế kỷ XX đã chứng minh hùng hồn rằng, chỉ có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nhân dân ta mới đánh bại đế quốc và phong kiến, giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội như ngày nay. Không phải từ khi ra đời, năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có được ngay sự thừa nhận của toàn dân. Chính là bằng đường lối cách mạng đúng đắn, sự tận tụy trung thành, hy sinh quả cảm của hàng triệu đảng viên cộng sản, trong đó có biết bao thế hệ phải trải qua nhục hình của nhà tù, trại giam, máy chém của thực dân, đế quốc… Đảng Cộng sản Việt Nam mới được dân tin, dân yêu, trao cho sứ mệnh cao cả đó.

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến chúc Tết nhân dân huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến chúc Tết nhân dân huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).

Nói độc đảng tất yếu dẫn đến độc đoán, độc quyền, độc tài là một cách suy diễn võ đoán, đầy ác ý, cố tình nhắm mắt trước sự thật. Đúng là chúng ta độc đảng, nhưng chính tại Hiến pháp 1992 đã ghi rõ: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Trong hệ thống chính trị của chúng ta, Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam bằng cương lĩnh, chiến lược, nghị quyết thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân. Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, là cơ quan quyền lực cao nhất. Quốc hội bầu ra Chính phủ để điều hành mọi công việc của đất nước. Nhân dân cũng có quyền tham gia vào việc soạn thảo các văn bản có tính chiến lược, có quyền góp ý kiến vào việc chuẩn bị nhân sự các cấp ủy của Đảng.

Những người phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam từ độc đảng sinh ra độc đoán, độc tài, độc quyền mất dân chủ… thường bỏ qua một thực tế là trong đường lối lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn kiên trì giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu không mệt mỏi vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng lãnh đạo nhân dân ta xây dựng, là xã hội do nhân dân lao động làm chủ và thực sự làm chủ. Trong xã hội đó, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Trong 86 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh, phấn đấu vì một nền dân chủ thực sự của nhân dân, gắn liền với công bằng xã hội, xóa bỏ áp bức, bất công. Từ thân phận nô lệ, nhân dân ta trở thành chủ nhân đất nước. Từ thân phận làm thuê, chịu bóc lột, nhân dân ta làm chủ cuộc sống của mình, đang từng bước xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Dân chủ trong chế độ ta thực hiện dưới nhiều hình thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và được pháp luật bảo đảm. Đó là chế độ dân chủ được thực thi, nói đi đôi với làm, với tổ chức, quản lý xã hội. Chúng ta đang tích cực thực hiện nhiều hình thức để dân chủ ngày càng được mở rộng và nâng cao trong đời sống xã hội, như đang thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm hoàn thiện một bước, cả hình thức dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và dân chủ tham dự.


Tuy nhiên, chúng ta cũng thừa nhận là trong hoạt động lãnh đạo của mình, Đảng cũng còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm, trong đó có những khuyết điểm nghiêm trọng. Một trong những khuyết điểm mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ là: “Chưa ngăn chặn và đẩy lùi được suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống. Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết”…

Để thực sự phát huy quyền làm chủ của mỗi người dân, để mỗi công dân thực hiện đầy đủ nhất quyền và trách nhiệm của mình, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có việc không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới hoạt động của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và tổ chức chính trị-xã hội. Tuy nhiên, phải khẳng định có dân chủ hay không có dân chủ, dân chủ nhiều hay ít, dân chủ thực sự hay dân chủ hình thức… không tùy thuộc vào chế độ một đảng hay nhiều đảng. Không phải chỉ thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” mới có dân chủ. Dân chủ hay không, xét đến cùng và quan trọng nhất thể hiện ở chỗ quyền lực và quyền lợi có thuộc về người dân hay không.

Cũng cần khẳng định rằng, trong khi phấn đấu để có dân chủ thực sự đối với nhân dân, chúng ta không chấp nhận cái gọi là “dân chủ đa nguyên”-dân chủ với cả những thế lực chống lại nhân dân. Không thể có chuyện các cá nhân và tổ chức chống đối, phản ánh cách mạng, có những hành vi chống lại Đảng, Nhà nước, vi phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, đất nước… lại đòi hỏi được hưởng quyền dân chủ như mọi người. Không có nước nào, kể cả những nước tự cho mình là dân chủ nhất, lại dung túng cho những hành vi vi phạm pháp luật, chống lại lợi ích quốc gia, dân tộc và chống lại chính quyền. Cũng phải vạch rõ, núp dưới khẩu hiệu đòi đa nguyên chính trị, đa đảng lãnh đạo, những người phê phán chế độ một đảng ở nước ta thực ra là muốn hợp pháp hóa vai trò của các lực lượng chính trị phản động đã bị nhân dân ta đánh đổ.

Khi chúng ta nói dân chủ phải đi đôi với kỷ luật, với trật tự, kỷ cương, có người nói đó là kiềm chế dân chủ. Họ nói ta coi nhẹ dân chủ mà nhấn mạnh kỷ cương, ta chưa có dân chủ mà đã vội phanh lại. Trên thực tế, dân chủ muốn được thực thi, nhất thiết phải có pháp luật bảo đảm. Pháp luật chính là công cụ để quản lý xã hội và thực thi quyền làm chủ của người dân. Pháp luật không cho phép bất cứ ai lợi dụng quyền dân chủ để vi phạm pháp luật và vi phạm quyền làm chủ của người khác.

Hiện nay, có những cá nhân và thế lực muốn lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định chính trị, phá hoại chế độ dân chủ của nhân dân. Chúng ta kiên quyết đấu tranh và vạch trần âm mưu của những kẻ lợi dụng dân chủ, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Trong những năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu và phát triển kinh tế, Đảng ta đã thực hiện mở rộng dân chủ. Trước hết dân chủ trong nội bộ Đảng đã được thực hiện trên các lĩnh vực tư tưởng, tổ chức, cán bộ và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều đặc biệt ở đây là: dân chủ trong nội bộ Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp và dân tộc. Vì vậy, Đảng ta tự đặt mình dưới sự giám sát của nhân dân và cơ quan đại diện của nhân dân và sự giám sát của công luận. Như vậy, nếu so sánh chế độ đa đảng bảo vệ cho lợi ích của một giai cấp chiếm số ít, thì chế độ một đảng lại ưu việt hơn, vì nó bảo vệ lợi ích cho toàn xã hội, cho số đông.

T.S Nguyễn Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Quân và dân huyện đảo Trường Sa hướng về Đại hội Đảng

Quân và dân huyện đảo Trường Sa hướng về Đại hội Đảng

(GLO)- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Những ngày này, quân và dân huyện đảo Trường Sa đang tích cực lập thành tích chào mừng Đại hội và kỳ vọng nhiệm kỳ mới với nhiều đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Lòng dân với Đảng

Lòng dân với Đảng

(GLO)- Từ ngày 20 đến 28-1-2016, tại thủ đô Hà Nội sẽ diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Như vậy, tính từ ngày thành lập (3-2-1930) đến Đại hội XII, Đảng ta trải qua 12 kỳ đại hội. Đó là những mốc lịch sử đánh dấu các chặng đường oanh liệt, vẻ vang của đất nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng-đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
Nghiêm túc tiếp thu ý kiến hợp lý đóng góp vào dự thảo văn kiện

Nghiêm túc tiếp thu ý kiến hợp lý đóng góp vào dự thảo văn kiện

Việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng được thực hiện qua các đại hội của 68 đảng bộ trực thuộc Trung ương; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội; báo chí, thư và văn bản; Đảng đoàn Quốc hội.
Tăng cường công tác tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Tăng cường công tác tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

(GLO)- Thực hiện Kế hoạch số 308-KH/BTGTW ngày 25-1-2015 của Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, trong thời gian qua các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đã tập trung đưa tin, phản ánh và tuyên truyền có hiệu quả việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Toàn dân góp ý văn kiện dự thảo Đại hội XII: Đảng thật sự vì dân

Toàn dân góp ý văn kiện dự thảo Đại hội XII: Đảng thật sự vì dân

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, toàn văn dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng: Báo cáo chính trị trình Đại hội XII; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 đã được công bố rộng rãi để cán bộ, đảng viên, nhân dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận nội dung và đóng góp ý kiến. Thời gian lấy lý kiến từ ngày 15-9 đến ngày 31-10.
Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XII: Văn hóa là sức mạnh nội sinh

Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XII: Văn hóa là sức mạnh nội sinh

Trong dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 (gọi chung là dự thảo văn kiện), những nội dung về văn hóa, xã hội được trình bày thành 4 vấn đề, trong đó có một phần riêng, cụ thể nói về “Phát triển văn hóa, xây dựng con người“.
Toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng

Toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15-9, Toàn văn các Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến. Các dự thảo văn kiện gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Đảm bảo an toàn và an ninh thông tin phục vụ đại hội Đảng các cấp

Đảm bảo an toàn và an ninh thông tin phục vụ đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là nội dung chỉ đạo mới đây của UBND tỉnh Gia Lai tại Chỉ thị số 13/CT-UBND. Nhằm đảm bảo an toàn và an ninh thông tin phục vụ trước, trong, sau đại hội Đảng các cấp, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn và an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương, đơn vị mình.
Đại hội Đảng bộ Báo Gia Lai lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020)

Đại hội Đảng bộ Báo Gia Lai lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020)

(GLO)- Sáng 23-6, Đảng bộ Báo Gia Lai tổ chức Đại hội lần thứ XVI-nhiệm kỳ 2015-2020 nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp cho nhiệm kỳ tới. Đồng chí Bùi Minh Đức-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đến dự và chỉ đạo đại hội.