Chọn ngành hay trường trước khi đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhiều thí sinh đang lúng túng trong việc chọn ngành hay chọn trường trước khi đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Việc xác định chính xác trường hay ngành trước cần dựa trên những nguyên tắc nào?

Không chỉ các sĩ tử lớp 12 mà các em học sinh lớp 10, 11 cũng đã dành thời gian để tìm hiểu các thông tin tư vấn tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng. Câu hỏi “chọn ngành hay trường trước” vẫn đang là chủ đề được các học sinh THPT băn khoăn khi đứng trước ngưỡng cửa vào giảng đường đại học.

Nhiều học sinh băn khoăn giữa chọn ngành hay chọn trường trước. Ảnh: Internet

Nhiều học sinh băn khoăn giữa chọn ngành hay chọn trường trước. Ảnh: Internet

Lựa chọn khó khăn

Thí sinh Nguyễn Trần Đức Anh lớp 12B7 (Trường THPT Lê Lợi TP. Pleiku) chia sẻ: “Đối với bản thân em, việc lựa chọn và đưa ra quyết định học ngành gì ở ngôi trường nào thực sự không hề dễ. Bởi ngoài sở thích, còn xét nhiều khía cạnh như: học lực, học phí, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp...

Tuy nhiên, bản thân mong muốn học chuyên ngành Quản lý Nhà nước của Trường Học viện Hành chính Quốc gia, bởi vì em rất đam mê và muốn trở thành một chuyên viên, cán bộ trong các đơn vị nhà nước”.

Không riêng gì Đức Anh, thời gian này, nhiều học sinh vừa hoàn thành chương trình lớp 12 cũng không khỏi lo lắng với việc chọn ngành, nghề của mình.

Em Nguyễn Luân Thành Phát lớp 12B1 (Trường THPT Pleiku) chia sẻ: “Từ đầu năm lớp 12, em đã phân vân và lo lắng trong vấn đề chọn ngành học phù hợp với bản thân. Bởi đây là năm cuối tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông cũ nên em khá áp lực trong việc sắp xếp các nguyện vọng của mình sao cho hợp lý. Hiện tại, em chưa vội quyết định chọn trường, vì cần tập trung bước qua kỳ thi tốt nghiệp THPT trước, rồi tính tiếp”.

Học sinh lớp 12 lắng nghe thầy cô tư vấn tuyển sinh. Ảnh: Đồng Lai
Học sinh lớp 12 lắng nghe thầy cô tư vấn tuyển sinh. Ảnh: Đồng Lai

Không chỉ khối 12, nhiều em học sinh ở các khối 10, 11 cũng băn khoăn trong việc nên ưu tiên chọn ngành học và trường trước. Là một học sinh sắp bước chân vào lớp 12, em Trần Nguyễn Xuân Mai-lớp 11 chuyên Hóa (Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP. Pleiku) thường xuyên dành thời gian rảnh để tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường đại học.

“Theo quan điểm của em thì nên chọn trường trước. Lựa chọn ngành học cũng rất quan trọng nhưng em nghĩ môi trường sẽ quyết định đến sự phát triển của mỗi học sinh để đến khi ra trường sẽ trở thành người có ích cho xã hội”-em Xuân Mai nói.

Cần dựa trên năng lực bản thân

Chọn ngành hay trường trước, đây là quyết định và bước ngoặt lớn đầu tiên của các em học sinh THPT. Do đó, các em cần tham khảo ý kiến từ gia đình, anh chị, bạn bè, trung tâm tuyển sinh để có quyết định đúng, phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân.

Sinh viên ngành Thanh nhạc Hà Tuấn Nam (năm cuối, Trường Cao đẳng Gia Lai) nhắn nhủ các lớp đàn em: “Các em có thể tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh, định hướng chọn ngành, chọn trường do các trường đại học, cao đẳng tổ chức. Trên cơ sở đó, các em sẽ có thêm nhiều thông về các các ngành, trường đại học mình quan tâm và tìm ra được chuyên ngành và môi trường học tập phù hợp với mong muốn của mình”.

Là một cán bộ tư vấn tuyển sinh, cô Nguyễn Thị Thảo-Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ học sinh, sinh viên (Trường Cao đẳng Gia Lai) cho rằng, để lựa chọn trường hay ngành trước: Đầu tiên, mỗi học sinh cần biết được năng lực học tập, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích… từ đó chọn ngành phù hợp với mình trước. Việc chọn ngành trước giúp bản thân xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, từ đó so sánh và lựa chọn trường phù hợp với định hướng của bản thân.

Tuy nhiên, chọn trường đóng vai trò quan trọng không kém và liên quan đến nhiều yếu tố như: trường ở các thành phố lớn hay tỉnh nhỏ, đội ngũ giảng viên uy tín, cơ sở vật chất hiện đại, nhiều cơ hội việc làm… Đặc biệt, tùy vào điều kiện kinh tế từng gia đình, tính cách hướng nội hay hướng ngoại sẽ chọn được ngôi trường phù hợp.

Clip: Học sinh nên chọn trường hay chọn ngành trước. Thực hiện: Đồng Lai

Năm 2024, kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu tổ chức từ ngày 26 đến 29-6, thời gian công bố kết quả thi dự kiến 8 giờ 00 ngày 17-7. Sau đó, các địa phương sẽ tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.

Có thể bạn quan tâm

Giới thiệu nét đẹp quê hương thông qua video AI

Giới thiệu nét đẹp quê hương thông qua video AI

(GLO)- Nhằm phát huy tiện ích của trí tuệ nhân tạo (AI), nhóm tác giả của Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã sáng tạo các video tích hợp giới thiệu nét độc đáo của lễ hội truyền thống, danh lam thắng cảnh nhằm giúp cho việc học môn Giáo dục địa phương tốt hơn.
Trao niềm tin, gieo cơ hội

Trao niềm tin, gieo cơ hội

(GLO)- Tôi có một cô bạn từ thời đại học. Cô ấy là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS ở một tỉnh phía Bắc. Cách đây vài năm, bạn tôi mở một trung tâm dạy ngoại ngữ cũng khá lớn tại thành phố. Cô ấy có một cậu con trai đang học THCS.
Lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng”

Lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng”

(GLO)- Trong thời đại toàn cầu hóa, việc học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng” (từ 4-6 tuổi) đã trở thành chìa khóa phát triển bản thân trẻ em trong độ tuổi này, giúp nuôi dưỡng niềm yêu thích tiếng Anh, nâng cao tư duy logic, tư duy phân tích và khả năng thể hiện ý tưởng sáng tạo.

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Những năm trước, anh em sinh đôi này đều xuất sắc giành học bổng, được chi trả toàn bộ chi phí học tập lẫn sinh hoạt từ bậc đại học đến tiến sĩ. Mới đây, khi hoàn thành chương trình ĐH, họ cùng nhau tốt nghiệp loại xuất sắc, trong đó người em là thủ khoa đầu ra.
Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

(GLO)- Trong thời đại số hiện nay, giới trẻ có xu hướng trao đổi qua tin nhắn, mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… Bởi họ cảm thấy khó khăn và thiếu tự tin khi giao tiếp trực tiếp. Điều này, có phải là hồi chuông cảnh báo sự phát triển kỹ năng của giới trẻ và xây dựng mối quan hệ xã hội không?

Niềm tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ

Niềm tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ

(GLO)- Ngày Quốc khánh 2-9 là mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang, là niềm tự hào của dân tộc. Trong dịp kỷ niệm ngày Tết Độc lập năm nay, tổ chức Đoàn các cấp trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.