Nữ sinh lớp 7 giành giải đặc biệt cuộc thi 'Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giải Đặc biệt của cuộc thi "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" thuộc về em Phạm Thảo Phương, học sinh lớp 7A4, Trường THCS Trần Phú, TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình). Đó là tác phẩm viết trình bày công phu, sáng tạo trong hơn 200 trang giấy, được đóng thành quyển sách.

Ngày 18/5, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) tổ chức lễ tổng kết, trao giải cuộc thi "Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ” lần thứ tư, năm học 2023-2024.

Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) và 70 năm ngày Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng ra số báo đầu tiên (1/6/1954 – 1/6/2024).

Trở thành phong trào thi đua sôi nổi

Cuộc thi được tổ chức từ ngày 15/12/2023 đến hết ngày 15/4/2024, với hai nội dung riêng biệt dành cho cá nhân và tập thể.

Trong lần tổ chức thứ tư này, cuộc thi có sự mở rộng hơn trước về hình thức dự thi (gồm cả viết, vẽ và video clip) để các thí sinh có thể linh hoạt lựa chọn tùy theo năng lực, sở trường của mình.

Ban tổ chức trao giải Đặc biệt cho em Phạm Thảo Phương. Ảnh: Phạm Trường

Ban tổ chức trao giải Đặc biệt cho em Phạm Thảo Phương. Ảnh: Phạm Trường

Ở phần thi tập thể, Ban tổ chức nhận được 717 video dự thi của 717 trường tiểu học và THCS thuộc 50 tỉnh, thành trên cả nước. Đặc biệt, nhiều trường đã biến cuộc thi trở thành một phong trào thi đua sôi nổi và thực hiện sơ kết, tổng kết cuộc thi ở cấp trường.

Có những trường thuộc miền núi, vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng cũng rất quan tâm và có nhiều sáng tạo thú vị để tham gia tốt nhất vào cuộc thi này. Rất nhiều nhà trường đã đầu tư nghiêm túc cho tác phẩm dự thi của trường mình, như phần dàn dựng, quay video, lựa chọn trang phục biểu diễn, thu âm… để tạo nên những video hấp dẫn, ấn tượng.

Các giải thưởng được trao tại buổi lễ. Ảnh: Phạm Trường

Các giải thưởng được trao tại buổi lễ. Ảnh: Phạm Trường

Ở phần thi cá nhân, BTC đã nhận được bài thi viết của hơn 53.000 thí sinh, trong đó, nhiều tác phẩm dự thi có chất lượng rất tốt. Không chỉ kể lại những câu chuyện xúc động về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, các em còn rút ra được nhiều bài học sâu sắc từ câu chuyện mình vừa kể, đồng thời cũng nêu được rất nhiều những việc làm tốt của chính mình để kết thành cả một rừng hoa “nghìn việc tốt” kính dâng lên Bác.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn nhận được hơn 85.000 bài dự thi vẽ tranh và tác phẩm video của gần 1.300 cá nhân đến từ 55 tỉnh, thành trên cả nước. Nhiều thí sinh đã tìm hiểu rất chi tiết về những câu chuyện của Bác với thiếu nhi, đồng thời, liên hệ, mở rộng một cách sâu sắc và cụ thể về những việc mình cần làm để đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Ấn tượng giải Đặc biệt của học sinh lớp 7

Theo Ban tổ chức, cuộc thi năm nay có sự tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng bài dự thi, nên sau khi cân nhắc, Ban Tổ chức quyết định điều chỉnh tăng thêm số lượng giải thưởng so với thể lệ.

Em Phạm Thảo Phương bên tác phẩm đạt giải Đặc biệt của mình. Ảnh: Phạm Trường

Em Phạm Thảo Phương bên tác phẩm đạt giải Đặc biệt của mình. Ảnh: Phạm Trường

Kết quả chung cuộc, Ban tổ chức đã trao 16 giải tập thể, gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Đồng thời, trao 23 giải cá nhân, gồm 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 15 giải Khuyến khích).

Trong đó, giải Đặc biệt của cuộc thi thuộc về em Phạm Thảo Phương, học sinh lớp 7A4, Trường THCS Trần Phú, TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình). Đó là tác phẩm viết trình bày công phu, sáng tạo trong hơn 200 trang giấy, được đóng thành quyển sách. Ngoài sưu tập những câu chuyện, bài viết về Bác Hồ, tác phẩm còn kèm theo hình ảnh hoạt động cũng như bản ký cam kết của học sinh toàn trường Trường THCS Trần Phú: "Quyết tâm ra sức thi đua phấn đấu thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy" và lời nhắn gửi của Bác Hồ kính yêu".

Thảo Phương chia sẻ, trong quá trình tìm hiểu tư liệu tham gia cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”, em luôn tâm niệm về lời dạy của Bác: "Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".Vì thế, em đã chủ động đề xuất với cô giáo chủ nhiệm lớp, Ban giám hiệu nhà trường triển khai cuộc vận động các bạn học sinh toàn trường ký: "Quyết tâm ra sức thi đua phấn đấu thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy" và lời nhắn gửi của Bác Hồ kính yêu".

“Cuộc vận động đã được triển khai sâu rộng trong toàn trường, tạo phong trào cho các bạn học sinh thi đua học tập làm theo lời Bác bằng những hành động, việc làm thường xuyên, liên tục mỗi ngày. Em mong rằng cuộc vận động này sẽ được nhân rộng hơn nữa để thế hệ trẻ cùng nhau thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu”, Thảo Phương chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.