Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử đại biểu Quốc hội tại huyện Củ Chi và Hóc Môn (TPHCM)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ ứng cử ĐBQH tại đơn vị bầu cử số 10 gồm các huyện Củ Chi và Hóc Môn (TPHCM).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại đơn vị bầu cử số 10 gồm các huyện Củ Chi và Hóc Môn (TPHCM)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại đơn vị bầu cử số 10 gồm các huyện Củ Chi và Hóc Môn (TPHCM)


Theo danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước do Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố ngày 27-4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ ứng cử ĐBQH tại đơn vị bầu cử số 10 gồm các huyện Củ Chi và Hóc Môn (TPHCM).
TPHCM có 10 đơn vị bầu cử; 37 người chính thức ứng cử ĐBQH khóa XV và 13 người được Trung ương giới thiệu về TPHCM ứng cử ĐBQH. Như vậy, TPHCM có tổng cộng 50 ứng cử viên ĐBQH.

Từ 50 ứng cử viên này, cử tri sẽ bầu ra 30 ĐBQH vào ngày 23-5 (mỗi đơn vị bầu cử có 5 ứng cử viên, bầu ra 3 ĐBQH). Cụ thể:

Đơn vị bầu cử số 1 (TP Thủ Đức):

1.  Ông Lê Viết Hải, sinh năm 1958, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TPHCM, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình;

2. Ông Phan Nguyễn Như Khuê, sinh năm 1964, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM;


3. Ông Vũ Hải Quân, sinh năm 1974, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM;

4. Ông Nguyễn Thanh Sang, sinh năm 1969, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM;

5. Ông Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1979, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Đơn vị bầu cử số 2 (gồm quận 1, quận 3 và quận Bình Thạnh):

1. Ông Đỗ Đức Hiển, sinh năm 1977, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp;

2. Bà Nguyễn Thị Hiệp, sinh năm 1981, Trưởng Khoa Kỹ thuật Y Sinh, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TPHCM;

3. Ông Hứa Quốc Hưng, sinh năm 1982, Trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM;

4. Ông Nguyễn Sỹ Quang, sinh năm 1970, Phó Giám đốc Công an TPHCM;

5. Bà Trần Kim Yến, sinh năm 1969, Bí thư Quận ủy quận 1.

Đơn vị bầu cử số 3 (gồm quận 5, quận 8 và quận 11)

1.  Ông Trịnh Chí Cường, sinh năm 1982, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Đại Đồng Tiến;

2. Ông Lê Thanh Phong, sinh năm 1967, Chánh án TAND TPHCM;

3. Ông Nguyễn Tri Thức, sinh năm 1973, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy;

4. Ông Lê Minh Trí, sinh năm 1960, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao;

5. Ông Trần Kim Tuyền, sinh năm 1978, Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề TPHCM.

Đơn vị bầu cử số 4 (gồm quận 10 và quận 12)

1. Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, sinh năm 1974,  Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM;

2. Ông Đỗ Khắc Hưởng, sinh năm 1971, Đại tá, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an;

3. Ông Trần Hoàng Ngân, sinh năm 1964, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM;

4. Ông Phan Anh Sơn, sinh năm 1975, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ quan Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc tế và đối ngoại nhân dân;

5. Bà Văn Thị Bạch Tuyết, sinh năm 1976, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM.

Đơn vị bầu cử số 5 (gồm quận Tân Bình và quận Tân Phú)

1. Ông Nguyễn Minh Đức, sinh năm 1969, Thiếu tướng, Phó Bí thư Chi bộ Quốc phòng và An ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội;

2. Bà Ung Thị Xuân Hương, sinh năm 1964, Phó Ban Nghiên cứu và Đào tạo Hội Luật gia TPHCM;

3. Ông Nguyễn Văn Kính, sinh năm 1959, Bác sĩ, chuyên gia cao cấp Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Ủy viên thường vụ Tổng hội Y học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

4. Bà Trần Thị Diệu Thúy, sinh năm 1977, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM;

5. Ông Trần Anh Tuấn, sinh năm 1974, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TPHCM.

Đơn vị bầu cử số 6 (quận Bình Tân):

1. Ông Dương Ngọc Hải, sinh năm 1967, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM;

2. Bà Nguyễn Thị Minh Hồng, sinh năm 1971, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm TPHCM;

3. Bà Lê Thị Thu Hương, sinh năm 1970, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải;

4. Ông Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM;

5. Ông Hà Phước Thắng, sinh năm 1976, Chánh Văn phòng UBND TPHCM.

Đơn vị bầu cử số 7 (gồm quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp):

1. Ông Nguyễn Minh Hoàng, sinh năm  1960, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TPHCM;

2. Bà Phạm Khánh Phong Lan, sinh năm 1970, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM;

3. Bà Phan Thị Thanh Phương, sinh năm 1984, Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TPHCM;

4. Ông Nguyễn Hồng Sơn, sinh năm 1959, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam;

5. Bà Nguyễn Thị Yến (Ni sư Thích Nữ Tín Liên), sinh năm 1951, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM.

Đơn vị bầu cử số 8 (gồm quận 6 và huyện Bình Chánh):

1. Bà Tô Thị Bích Châu, sinh năm 1969, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM;

2. Ông Đặng Văn Lẫm, sinh năm 1968, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 7;

3. Ông Tăng Phước Lộc, sinh năm 1972, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc TPHCM;

4. Ông Trương Trọng Nghĩa, sinh năm 1953, Luật sư, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM;

5. Bà Nguyễn Thanh Xuân, sinh năm 1981, Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM.

Đơn vị bầu cử số 9 (gồm quận 4, quận 7, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ):

1.  Ông Lê Hoài Nam, sinh năm 1972,  Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM;

2. Ông Trần Lưu Quang, sinh năm 1967, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM;

3. Ông Dương Văn Thăng, sinh năm 1969, Thiếu tướng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương;

4. Ông Lâm Đình Thắng, sinh năm 1981, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM;

5. Bà Nguyễn Trần Phượng Trân, sinh năm 1976, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM.

Đơn vị bầu cử số 10 (gồm huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn):

1. Ông Trần Đức Cường, sinh năm 1948, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam;

2. Ông Nguyễn Thanh Hiệp, sinh năm 1976,  Giảng viên cao cấp, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Hiệu trưởng (điều hành) Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch;

3. Bà Nguyễn Thị Lệ, sinh năm 1967, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM;

4. Ông Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 1954, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

5. Ông Phan Văn Xựng, sinh năm 1967, Chính ủy Bộ Tư lệnh TPHCM.

 

Theo MAI HOA - MẠNH HÒA (SGGPO)