Phẫu thuật tái tạo xương hàm mặt từ xương mác dưới chân bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một bệnh nhân vừa được phẫu thuật tái tạo xương hàm mặt từ vạt xương mác dưới chân của chính người đó.

 
 Ảnh minh họa. (Nguồn: Bệnh viện FV)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Bệnh viện FV)


Ca phẫu thuật này được Khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện FV, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thành công.

Bác sĩ Nguyễn Quảng Đại-Trưởng khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện FV cho biết bệnh nhân nam tên H.V.T. (61 tuổi, lao động tự do ngụ tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) nhập viện ngày 13-2-2017 trong tình trạng bị hoại tử xương hàm dưới.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện FV quyết định dùng chính xương mác chân của bệnh nhân để tái tạo lại phần xương hàm dưới không thể khôi phục.

Ngày 14-2, êkíp phẫu thuật đã mở khí quản, cắt bỏ phần xương hàm dưới bị hoại tử đồng thời lấy xương mác từ vùng cẳng chân của ông T. để tái tạo phần xương hàm đã cắt bỏ này.

Ca mổ kéo dài 7 tiếng. Hiện bệnh nhân đã được đưa vào phòng Hồi sức cấp cứu và dự đoán sẽ bình phục trong vòng 8 tuần.

Theo bác sĩ Nguyễn Quảng Đại, kỹ thuật ghép xương mác tự thân giúp tái tạo lại đường viền khuôn mặt bình thường. Xương hàm sau ghép được nuôi sống nên cho phép bệnh nhân có thể phục hình răng bằng cấy ghép implant, nhờ đó phục hồi được tốt nhất chức năng ăn nhai cũng như phục hồi nụ cười trên khuôn mặt cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, việc lấy một đoạn xương mác từ chân không ảnh hưởng đến chức năng đi lại của bệnh nhân vì xương mác sẽ tự phục hồi sau một thời gian.

Kỹ thuật tái tạo xương hàm bằng xương mác là một kỹ thuật khó, đòi hỏi các bác sĩ phẫu thuật phải giỏi về chuyên môn, khéo léo và kỹ năng ghép bảo đảm tính thẩm mỹ, cũng như cần các trang thiết bị y tế hiện đại.

Những bệnh nhân bị căn bệnh như trên nếu không được điều trị bằng kỹ thuật vi phẫu thuật này phải chấp nhận chung sống với khuyết tật; hoặc nếu áp dụng các phương pháp thông thường không phải kỹ thuật cao như vậy thì hiệu quả thẩm mỹ không bảo đảm và khuôn mặt người bệnh không được tự nhiên hoàn toàn.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.