Những thầy thuốc bên đèo Tô Na

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gác lại những lo toan của cuộc sống đời thường, các thầy thuốc ở xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa đang hàng ngày cần mẫn giúp người dân bên đèo Tô Na đẩy lùi bệnh tật.    

Nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh

Câu chuyện giữa tôi và y sĩ Nay Piaih-Phó Trạm trưởng phụ trách Trạm y tế xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) được mở đầu bằng ký ức của ông cách đây vài chục năm. Xã Ia Rtô có đông đồng bào dân tộc Jrai sinh sống (71,2%), trình độ dân trí thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền các chính sách về y tế, vệ sinh phòng dịch. Trước đây, nhiều buôn làng còn tồn tại các tập tục lạc hậu như: ốm đau thì mời thầy về cúng ma; phụ nữ đau đẻ phải ra bìa rừng dựng lều nhờ bà “lang vườn” đỡ đẻ, cắt dây rốn bằng cật nứa… Vì vậy đã xảy ra những trường hợp tai biến, tử vong không đáng có. Đa số đồng bào Jrai địa phương vẫn có thói quen nhốt heo, bò ở dưới gầm nhà sàn, dùng hố tiêu không hợp vệ sinh. Điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều ông bố, bà mẹ mải đi làm nương rẫy nên không cho con đi tiêm chủng…

 

  Các nhân viên Trạm y tế xã Ia Rtô nỗ lực giúp người dân đẩy lùi bệnh tật. Ảnh: T.Đ
Các nhân viên Trạm y tế xã Ia Rtô nỗ lực giúp người dân đẩy lùi bệnh tật. Ảnh: T.Đ

Trưởng thành trên chính mảnh đất này nên hơn ai hết, y sĩ Nay Piaih hiểu phong tục, tập quán cũng như những khó khăn, vất vả của đồng bào mình. Dường như những nỗi khó nhọc ấy đã thôi thúc ông theo đuổi ước mơ trở thành thầy thuốc để giúp đỡ bà con đẩy lùi bệnh tật. Hơn 20 năm về nhận công tác, gắn bó với người dân vùng đèo Tô Na, ông hiểu hết nỗi khổ của người dân nghèo khi bị đau ốm. Ngày ông mới về công tác, Trạm Y tế xã chỉ có 2 cán bộ. Ngoài công việc trực ở trạm, khi nhận tin có người ốm, cho dù là trong đêm khuya hay mưa to gió lớn, ông Piaih cùng đồng nghiệp băng rừng đến ngay gia đình người bệnh. Trong quá trình khám-chữa bệnh, ông tuyên truyền, giải thích và vận động bà con không chữa trị bằng cách cúng bái mà phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Hơn 20 năm qua, ở xã Ia Rtô gần như không nhà dân nào mà ông Nay Piaih và các cán bộ y tế xã chưa từng đặt chân đến. “Giờ đây, bà con không nhờ thầy mo, bà lang “bắt con bệnh” mà phải nhờ các y-bác sĩ khám-chữa bệnh. Và mỗi khi có đợt tiêm phòng, bố mẹ đã đưa con đến Trạm y tế để tiêm. Phụ nữ đến thai kỳ đã đến bệnh viện để sinh đẻ”-y sĩ Nay Piaih nói.

Đạt chuẩn quốc gia về y tế

 

Chị Kpă Mi Sa (buôn Phu Ama Miơng) nhận xét: “Người bệnh được các cán bộ y tế tư vấn, điều trị kịp thời. Tôi rất hài lòng với thái độ, tinh thần nhiệt tình của các y-bác sĩ. Họ đã quan tâm, chăm sóc người bệnh như chăm lo cho những người thân yêu trong gia đình”.

Ông Đặng Tấn Hòa-Chủ tịch UBND xã Ia Rtô cho biết: 5 năm trở về trước, cơ sở vật chất phục vụ khám-chữa bệnh rất thiếu thốn. Năm 2014, Trạm y tế xã Ia Rtô được đầu tư xây dựng với kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang-thiết bị phục vụ khám-chữa bệnh được đầu tư đồng bộ, đáp ứng sự mong đợi của người dân. Trạm Y tế xã hiện có 5 cán bộ, nhân viên, trong đó có 1 bác sĩ đa khoa, 2 y sĩ, 1 nữ hộ sinh và 1 điều dưỡng”. Đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đội ngũ cán bộ y tế của Trạm nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hàng ngày, Trạm thực hiện trực khám 24/24 giờ. Trung bình mỗi năm, Trạm khám và điều trị cho khoảng 2.060 lượt người. Các trường hợp bệnh nặng đều được chuyển lên tuyến trên kịp thời. “100% phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván và 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ. Các bà mẹ mang thai khi chuyển dạ được hướng dẫn đến Bệnh viện đa khoa khu vực Ayun Pa để sinh con”-nữ hộ sinh Nay HMít nói. Trạm cũng thường xuyên tuyên truyền nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ có con nhỏ. Nhờ vậy, công tác phòng-chống suy dinh dưỡng ở trẻ em có hiệu quả, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi giảm. Các bệnh có nguy cơ lây cao như: lao, phong, sốt rét, sốt xuất huyết... đều được giám sát, phòng bệnh thường xuyên.

Bằng sự nỗ lực bền bỉ của đội ngũ y-bác sĩ, tháng 8-2016, xã Ia Rtô được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí nông thôn mới.

 Trần Đức 

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.