Mùa thu ở 'Thung lũng chín làng' Cửu Trại Câu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cửu Trại Câu, 'Thung lũng chín làng' ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), đang vào mùa đẹp nhất, thu hút du khách ở khắp nơi tới thưởng lãm.

Ngày 12.7, tôi theo đoàn du khách Việt Nam đến Cửu Trại Câu với sự háo hức khám phá "thiên đường nơi hạ giới", mỹ danh được nhiều du khách khen tặng vùng đất tươi đẹp này. Cửu Trại Câu đang vào mùa đẹp nhất, mùa thu. Vùng đất có tên gọi "Thung lũng chín làng" này được UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 1992, Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.

Sắc màu Cửu Trại Câu mùa thu. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Sắc màu Cửu Trại Câu mùa thu. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Từ sáng sớm, nhiều du khách đã dạo bước bên hồ Gương. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Từ sáng sớm, nhiều du khách đã dạo bước bên hồ Gương. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

"Đoạn đường chúng ta đang đi được gọi là Thụ Chính Câu, có tổng chiều dài 14 km", Liêu Cẩm, nữ hướng dẫn viên 30 tuổi người Tạng có thâm niên 8 năm, nói khi xe vừa ngang qua cung đường cong.

Đang vào mùa cao điểm du lịch ở khu danh thắng được xếp hạng cao nhất của Tổng cục Du lịch Trung Quốc (5A) nên mới đầu giờ sáng đã thấy xe chở khách nườm nượp đổ về.

Du khách dừng bên hồ Ngũ Hoa. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Du khách dừng bên hồ Ngũ Hoa. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Có câu nói "nước là linh hồn của Cửu Trại Câu", quả đúng vậy. Sau khi ngang vùng đầm lầy che phủ bởi tán lau sậy, qua hồ Ngọa Long, lướt bên cạnh làng Shuzheng, hồ Gương là điểm khởi đầu cho hành trình tham quan Cửu Trại Câu với lối đi lát gỗ. Theo lối đi này, hành trình càng lúc càng thêm kỳ thú, khi du khách đặt chân đến khu vực hồ Ngũ Hoa, bãi cạn Trân Châu, hồ Gấu Trúc…

Quyến rũ Cửu Trại Câu. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Quyến rũ Cửu Trại Câu. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Mùa này Cửu Trại Câu đang vào mùa đẹp nhất, là thời điểm thích hợp để du khách thưởng ngoạn tuyệt tác thiên nhiên. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Mùa này Cửu Trại Câu đang vào mùa đẹp nhất, là thời điểm thích hợp để du khách thưởng ngoạn tuyệt tác thiên nhiên. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Tĩnh lặng bên hồ. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Tĩnh lặng bên hồ. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Hồ Ngũ Hoa là hồ cạn, nước xanh như ngọc, dưới đáy có những thân cây cổ đổ nát, cây lá xung quanh đầy màu sắc. Bãi cạn Trân Châu có dòng nước chảy, cuối dòng là thác nước Trân Châu, nơi nổi tiếng với cảnh quay đầu tiên trong bộ phim truyền hình Tây du ký năm 1986…

Sức hấp dẫn của Cửu Trại Câu còn đến từ 9 ngôi làng. Từng tách biệt với thế giới bên ngoài cho đến trước năm 1975, từ đó ngoài cộng đồng người Tạng, người Khương còn có thêm người Hoa sinh sống.

"Hiện dân số ở huyện Cửu Trại Câu có 10% là người Hán. Nhưng đông nhất vẫn là người Tạng (65%), người Khương (20%), còn lại là người Hồi", ông Chu Tuấn, Giám đốc Văn phòng Ngoại sự châu A Ba (Tứ Xuyên) cho hay.

Dưới chân thác Trân Châu cao 28 m, rộng 310 m, nơi có cảnh quay đầu tiên trong bộ phim truyền hình Tây du ký, có dịch vụ chụp ảnh với nhân vật đóng thầy trò Đường Tăng. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Dưới chân thác Trân Châu cao 28 m, rộng 310 m, nơi có cảnh quay đầu tiên trong bộ phim truyền hình Tây du ký, có dịch vụ chụp ảnh với nhân vật đóng thầy trò Đường Tăng. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Riêng vùng lõi Cửu Trại Câu chỉ có khoảng 1.000 người dân tộc thiểu số sinh sống. Hoạt động du lịch với sự đầu tư lớn của địa phương kèm với công tác bảo tồn nghiêm ngặt đã làm thay đổi đời sống người dân ở "Thung lũng chín làng".

"Trước đây người dân vùng lõi sống rất khổ, từ khi có du lịch thì đời sống đã cải thiện. Sự hỗ trợ gián tiếp đến từ nguồn đầu tư của nhà nước để kích cầu du lịch. Còn trực tiếp là thu tiền bán vé, cải thiện sinh kế", ông Triệu Đức Mạnh, Cục trưởng Cục quản lý Cửu Trại Câu, lý giải.

Giá vé tham quan dịp cao điểm ở đây là 190 nhân dân tệ/vé (khoảng 846.000 đồng), mùa thấp điểm giảm mạnh (80 nhân dân tệ/vé).

Du khách Việt Nam check-in bên hồ Tê Giác. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Du khách Việt Nam check-in bên hồ Tê Giác. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

PV Thanh Niên trao đổi với nữ hướng dẫn viên Liêu Cẩm. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

PV Thanh Niên trao đổi với nữ hướng dẫn viên Liêu Cẩm. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Theo thống kê, năm ngoái Cửu Trại Câu đón hơn 4 triệu lượt khách, trong đó 6,6% là quốc tế, chủ yếu khu vực Đông Nam Á, riêng khách Việt Nam là 16.000 người. Nguồn thu từ "con gà đẻ trứng vàng" này đang chiếm đến 70% tổng thu ngân sách của huyện Cửu Trại Câu.

Từ đầu năm đến nay, hơn 2 triệu khách đã đến Cửu Trại Câu. "Gần đây, khách Việt Nam cũng nhiều", nữ hướng dẫn viên Liêu Cẩm chia sẻ.

Hiện tại, mỗi ngày, Cửu Trại Câu đón khoảng 20.000 người. Nếu tăng đến 40.000 người/ngày là hạn mức cảnh báo, vượt con số này phải đăng ký trước. Tất cả để đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như bảo tồn giá trị di sản.

Ông Triệu Đức Mạnh, Cục trưởng Cục quản lý Cửu Trại Câu, thông tin dự kiến cuối năm nay tuyến đường sắt cao tốc từ Thành Đô sẽ hoàn thành, thêm sân bay quốc tế Hoàng Long Cửu Trại Câu cách khu danh thắng chỉ 80 km càng giúp Cửu Trại Câu ngày càng đến "gần" hơn với du khách.

Làng Shuzheng, 1 trong 3 làng mà du khách có thể nhìn thấy trên đường đi, cũng là làng trù phú nhất. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Làng Shuzheng, 1 trong 3 làng mà du khách có thể nhìn thấy trên đường đi, cũng là làng trù phú nhất. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Hàng lưu niệm bày bán trong khu danh thắng. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Hàng lưu niệm bày bán trong khu danh thắng. Ảnh HỨA XUYÊN HUỲNH

Có thể bạn quan tâm

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Mùa xuân bên dòng sông Ba

Mùa xuân bên dòng sông Ba

(GLO)- Mùa xuân bên dòng Ba (đoạn qua xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) thật đẹp. Sáng sớm tinh mơ, mặt sông như làn khói phủ. Sương bay lãng đãng theo cơn gió nhẹ phả vào bờ rồi lẫn vào màu xanh cây cỏ, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hữu tình...

Những gốc mai siêu khủng, siêu đẹp tại Lễ hội mai vàng An Nhơn

Những gốc mai siêu khủng, siêu đẹp tại Lễ hội mai vàng An Nhơn

Lễ hội mai vàng không chỉ là dịp để người dân, du khách chiêm ngưỡng những cây mai vàng khoe sắc rực rỡ, mà còn là cơ hội để An Nhơn khẳng định thương hiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương-mai vàng An Nhơn, một sản phẩm truyền thống gắn bó với đời sống của người dân nơi đây bao đời nay.

Nhà rông truyền thống làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội văn hóa quan trọng. Ảnh: M.N

Mơ Hra-Đáp phấn đấu trở thành làng du lịch cộng đồng

(GLO)- Với lợi thế về vị trí địa lý và bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Bahnar, làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng) được huyện Kbang chọn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Mục tiêu đề ra là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Vùng đất Bình Châu (Bình Sơn) được ví như viên ngọc bên bờ Biển Đông. Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, mà còn sở hữu nhiều di sản lịch sử - văn hóa, địa chất, địa mạo độc đáo.

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

(GLO)- Từ những nguyên liệu “cây nhà lá vườn”, người Jrai khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai đã chế biến thành món ăn thập cẩm đạm bạc. Dù không nêm nếm bất cứ gia vị nào, song món ăn này lại đậm đà hương vị ẩm thực đặc trưng của người Jrai.