Chàng trai trẻ không dùng điện thoại trong 134 ngày du lịch khắp Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyện chàng trai không hề sử dụng Internet hay phương tiện kỹ thuật số trong hơn 3 tháng khám phá 24 tỉnh thành Trung Quốc đang gây xôn xao mạng xã hội.

Với nhiều người, không dùng điện thoại trong một ngày đã là trải nghiệm khó khăn. Vì vậy hành trình đi khắp Trung Quốc trong 134 ngày không sử dụng thiết bị công nghệ của một chàng trai trẻ đã khiến công chúng kinh ngạc.

Theo Ziniu News, chàng thanh niên này là Dương Hạo, sinh năm 1990, đang theo học chương trình tiến sỹ nghệ thuật đương đại tại một trường đại học Anh. Tháng 11/2023, anh rời quê hương ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây và đi du lịch khắp 24 tỉnh thành ở Trung Quốc, mới trở về nhà hồi tháng 4 vừa qua.

Chàng trai trẻ du lịch khắp Trung Quốc trong 134 ngày không dùng điện thoại. (Ảnh: SCMP)

Chàng trai trẻ du lịch khắp Trung Quốc trong 134 ngày không dùng điện thoại. (Ảnh: SCMP)

Trong suốt cuộc hành trình, Dương không mang theo điện thoại di động hay máy tính, chỉ mang hai chiếc máy ảnh không thể kết nối Internet. Tác động của số hóa đến cuộc sống con người là một trong những chủ đề nghiên cứu của anh, nên anh quyết định thực hiện thử thách này.

Dương không dùng điện thoại di động đi du lịch 24 tỉnh thành. (Ảnh: Weibo)

Dương không dùng điện thoại di động đi du lịch 24 tỉnh thành. (Ảnh: Weibo)

“Tôi cảm thấy điện thoại di động giống như một cơ quan kỹ thuật số đối với chúng ta. Chúng ta không thể làm nhiều việc nếu không có nó. Vì vậy, tôi muốn khám phá điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không truy cập Internet trong một khoảng thời gian dài vài tháng”, Dương nói.

Trung Quốc là một trong những nơi có tốc độ phát triển công nghệ và số hóa nhanh nhất thế giới. Dương Hạo nói: “Dựa trên những nghi ngờ về quá trình số hóa, tôi muốn tiến hành một thí nghiệm ở Trung Quốc và thực hiện cuộc hành trình mà không cần dựa vào Internet”.

Anh cũng cho biết sự bất tiện do không có điện thoại di động là điều thường gặp trong chuyến đi. Ví dụ, anh không thể đặt phòng khách sạn trước hoặc kiểm tra bản đồ, cũng không thể gọi taxi.

Dương phát hiện hầu hết các cửa hàng đều không có máy quẹt thẻ ngân hàng. Có những lúc không đủ tiền mặt để thanh toán, anh phải đi bộ một quãng đường dài để tìm cây ATM rút tiền.

Để giải quyết những vấn đề này, Dương cần giao tiếp nhiều hơn với những người lạ mà anh gặp trên đường. “Hầu như tất cả mọi người khi nghe chuyện tôi không sử dụng điện thoại di động đều bị sốc. Một số người hỏi tôi có làm điều gì xấu không, một số khác tự hỏi liệu tôi có đang làm một công việc đặc biệt nào không, trong khi những người khác lại nghĩ rằng sống mà không có điện thoại di động thật thú vị", Dương nói.

Anh cho biết việc mang theo điện thoại di động thường gây mất tập trung, vì vậy trong suốt hành trình không có điện thoại, anh có thể tập trung vào việc đọc sách hoặc viết.

Không kết nối Internet, Dương có thời gian để đọc sách và viết. (Ảnh: Weibo)

Không kết nối Internet, Dương có thời gian để đọc sách và viết. (Ảnh: Weibo)

“Tôi giống như một người đàn ông cổ đại du hành ngược thời gian đến thời hiện đại. Tất cả những rắc rối và niềm vui đó khiến tôi phấn khích. Đó chắc chắn là một trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống”, Dương nói.

Anh dự định xuất bản một cuốn sách về hành trình du lịch 24 tỉnh thành mà không sử dụng Internet và làm một bộ phim tài liệu dựa trên những thước phim quay trong chuyến đi.

Trải nghiệm của Dương gây xôn xao trên mạng xã hội Trung Quốc. Cộng đồng mạng dành nhiều lời khen cho quyết định táo bạo của anh: “Anh ấy thật tuyệt. Tôi không thể sống được một giờ mà không kiểm tra điện thoại di động của mình”; “Tôi nghĩ rằng cần phải mang theo điện thoại di động. Nó giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn và có thể giúp bạn trong những tình huống khẩn cấp”...

Theo Nhật Thùy (VTC News/Nguồn: SCMP)

Có thể bạn quan tâm

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.

Những gốc mai siêu khủng, siêu đẹp tại Lễ hội mai vàng An Nhơn

Những gốc mai siêu khủng, siêu đẹp tại Lễ hội mai vàng An Nhơn

Lễ hội mai vàng không chỉ là dịp để người dân, du khách chiêm ngưỡng những cây mai vàng khoe sắc rực rỡ, mà còn là cơ hội để An Nhơn khẳng định thương hiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương-mai vàng An Nhơn, một sản phẩm truyền thống gắn bó với đời sống của người dân nơi đây bao đời nay.

Nhà rông truyền thống làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội văn hóa quan trọng. Ảnh: M.N

Mơ Hra-Đáp phấn đấu trở thành làng du lịch cộng đồng

(GLO)- Với lợi thế về vị trí địa lý và bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Bahnar, làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng) được huyện Kbang chọn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Mục tiêu đề ra là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

Độc đáo món ăn không gia vị của người Jrai

(GLO)- Từ những nguyên liệu “cây nhà lá vườn”, người Jrai khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai đã chế biến thành món ăn thập cẩm đạm bạc. Dù không nêm nếm bất cứ gia vị nào, song món ăn này lại đậm đà hương vị ẩm thực đặc trưng của người Jrai.

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.