Tỉ phú Ấn Độ đưa 4.500 nhân viên đến Việt Nam du lịch là ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo trang Forbes, giá trị tài sản của vị tỉ phú Ấn Độ này là 29,1 tỉ USD. Ông là một trong những người giàu nhất tại đất nước tỉ dân này và xếp thứ 61 trong số những người giàu nhất thế giới.

Mới đây, một tỉ phú ngành dược của Ấn Độ đã lên kế hoạch đưa 4.500 nhân viên tới Việt Nam du lịch, tham quan các địa điểm tại Hà Nội, Ninh Bình, vịnh Hạ Long từ cuối tháng 8.

Danh tính của vị tỉ phú này là ông Dilip Shanghvi-nhà sáng lập tập đoàn dược phẩm Sun Pharmaceuticals Industries Limited (Sun Pharma).

Theo trang Forbes, giá trị tài sản của ông hiện 29,1 tỉ USD, một trong những người giàu nhất tại Ấn Độ và xếp thứ 61 người giàu nhất thế giới.

Tỉ phú Dilip Shanghvi - nhà sáng lập tập đoàn dược phẩm Sun Pharmaceuticals Industries Limited (Sun Pharma).

Tỉ phú Dilip Shanghvi - nhà sáng lập tập đoàn dược phẩm Sun Pharmaceuticals Industries Limited (Sun Pharma).

Theo trang Financial Express, tỉ phú Shanghvi bắt đầu công việc kinh doanh vào năm 1982. Khi đó, ông vay 10.000 Rupee (INR) từ cha của mình - một nhà phân phối dược phẩm ở Kolkata, để thành lập công ty sản xuất dược phẩm tên Sun Pharmaceutical Industries.

Nhờ sự nhạy bén trong kinh doanh, ông đã biến Sun Pharma trở thành công ty dược phẩm generic (thuốc gốc) chuyên khoa lớn thứ tư thế giới, hoạt động tại hơn 100 quốc gia.

Trong suốt quá trình hoạt động, ông Shanghvi đã gây chú ý khi thực hiện nhiều thương vụ sáp nhập quy mô lớn, đóng vai trò then chốt trong việc đưa Sun Pharma mở rộng toàn cầu.

Theo đó, Shanghvi đã mua lại Caraco Pharma, công ty có trụ sở tại Mỹ vào năm 1997, Taro Pharma của Israel vào năm 2007 và mua lại Ranbaxy Laboratories, đối thủ trị giá 4 tỉ USD vào năm 2014.

Trong giai đoạn 2014 – 2018, Sun Pharma phải đối mặt với những thách thức như doanh thu sụt giảm do áp lực giá cả mạnh mẽ và các vấn đề liên quan đến pháp lý tại thị trường Mỹ nhưng dưới sự dẫn dắt của Shanghvi, doanh nghiệp này đã nhanh chóng phục hồi.

Đến tháng 3-2023, Sun Pharma tiếp tục củng cố thêm vị thế của mình bằng việc mua lại Concert Pharmaceuticals có trụ sở tại Mỹ với giá 576 triệu USD.

Du khách Ấn Độ du lịch Việt Nam ngày càng đông

Du khách Ấn Độ du lịch Việt Nam ngày càng đông

Tại báo cáo quý I năm tài chính 2024-2025 (kết thúc vào ngày 30-6-2024), Sun Pharma ghi nhận nhiều kết quả kinh doanh nổi bật.

Tính đến ngày 30-6-2024, tổng doanh thu của Sun Pharma đạt 125.245 triệu INR (tăng 6,3% so với cùng kỳ), doanh thu từ dược phẩm tại Ấn Độ đạt 41.445 triệu INR (tăng 16,4%), doanh thu từ dược phẩm tại Mỹ đạt 466 triệu USD (giảm nhẹ 1%)...

Trừ các chi phí, lợi nhuận ròng quý I năm tài chính 2025 đạt 28.356 triệu INR, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Dilip Shanghvi, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Sun Pharma, cho biết: "Sun Pharma đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng gần đây với việc phê duyệt Leqselvi tại Mỹ, nộp đơn xin cấp phép cho Nidlegy tại Châu Âu và hoàn thành việc mua lại cổ phần thiểu số của Taro.

Những bước tiến này không chỉ nâng cao các sản phẩm sáng tạo và thuốc generic mà còn giúp chúng tôi phục vụ bệnh nhân tốt hơn"- ông Dilip Shanghvi chia sẻ.

Báo cáo AIOCD AWACS MAT tháng 6-2024 cho biết Sun Pharma hiện đứng số 1 với thị phần 8,6% trong thị trường dược phẩm Ấn Độ trị giá 2.019 tỉ INR.

Theo báo cáo SMSRC MAT tháng 2-2024, công ty dẫn đầu về số lượng đơn thuốc trong 12 chuyên khoa y tế. Trong quý I năm tài chính 2025, công ty đã ra mắt 6 sản phẩm mới tại thị trường Ấn Độ.

Về đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), Sun Pharma hiện tập trung ở mảng đặc trị và thuốc generic nhằm củng cố danh mục sản phẩm cho các thị trường khác nhau.

Theo Lê Tỉnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ẩm thực từ cây lá giang

Người Jrai với ẩm thực từ món lá giang

(GLO)- Người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gọi cây lá giang là hla dang. Loài thân leo này có đặc tính càng nắng nóng thì càng xanh tốt. Có lẽ vì vậy mà ở vùng đất “chảo lửa”, cây lá giang mọc hoang khắp mọi nơi và được người bản địa đưa vào ẩm thực với các món ngon độc đáo.
Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

(GLO)- Để lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar đến với du khách, chị Đinh Thị Văn (SN 1985, trú tại làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ với mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo.
Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

Các homestay, farmstay ở Gia Lai hút khách dịp lễ

(GLO)-

Ngoài các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Gia Lai thu hút hàng ngàn du khách, người dân đến tham quan thưởng lãm trong dịp lễ Quốc khánh 2-9 thì các homestay, farmstay nơi đây cũng không kém phần nhộn nhịp.

Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.
Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

Kỳ bí hòn đá chồng ở Chư Glap

(GLO)- Ở núi Chư Glap (làng Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tảng đá kỳ lạ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Trong số này, nổi bật nhất là tượng đá Glap.